Đối thoại tại nơi làm việc… kiểu đối phó

Cần phát huy được quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc
Cần phát huy được quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc
(PLO) - Đối thoại và thương lượng là một trong những điểm mới của Bộ luật Lao động 2012 nhưng quy định về quy chế dân chủ tại nơi  làm việc có điểm chưa phù hợp như áp dụng cho tất cả người sử dụng lao động, đối thoại định kỳ 3 tháng/lần là cứng nhắc và thiếu linh hoạt đối với từng loại hình doanh nghiệp, cơ chế bầu người tham gia đối thoại quá phức tạp...

Sáng nay (26/12), Bộ LĐTB&XH phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị định 60/2013/NĐ-CP (ngày 19/6/2013) của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (DCCS) tại nơi làm việc.

Ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH khẳng định, quy chế DCCS được thực hiện thông qua đối thoại, thông tin hai chiều tạo động lực cho người lao động (NLĐ) làm việc, năng suất cao hơn. Bước đầu có tác động tích cực xây dựng quan hệ LĐ ổn định, hài hòa, bảo đảm lợi ích của các bên.

Đối thoại nhưng “không có nội dung để đối thoại”

Đó là một trong những biểu hiện của việc đối phó với quy  định về đối thoại tại nơi làm việc được chỉ ra tại Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 60/2013/NĐ-CP.

Ông Lê Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ LĐTB&XH) cho biết, các DN còn lúng túng trong việc xác định nội dung đối thoại, phân công trách nhiệm của các bên trong việc chuẩn bị nội dung đối thoại.

Thậm chí có DN đối phó với cơ quan quản lý nhà nước khi tiến hành kiểm tra bằng cách lập biên bản đối thoại định kỳ có đại diện của hai bên ký đóng đóng dấu nhưng nội dung biên bản ghi là “không có nội dung để đối thoại”.

Trên thực tế nhiều DN chưa nhận thức đúng mức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện DCCS tại nơi làm việc, tỷ lệ các DN tổ chức triển khai thực hiện còn thấp.

Qua kiểm tra, giám sát thực tế cho thấy, nội dung các bản quy chế của các DN cơ bản là sao chép Nghị định 60/2013/NĐ-CP, chưa cụ thể hóa vào điều kiện thực tế của DN, chưa quy định nội dung cụ thể, cơ chế vận hành và  phương thức, trách nhiệm của các bên trong thực hiện các hình thức DCCS.

“Những quy chế như vậy không có giá trị sử dụng mà chỉ để đối phó” - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá.

Tại các cuộc đối thoại và hội nghị NLĐ chủ yếu tập trung vào giải quyết quyền lợi của NLĐ, chưa quan tâm nhiều đến các giải pháp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho DN

Thủ tục cứng nhắc, rườm rà “cản” việc đối thoại

Theo các Sở LĐTB&XH, Nghị định 60 cần được sửa đổi theo hướng điều chỉnh lại phạm vi DN phải xây dựng quy chế DCCS tại nơi làm việc (quy định định áp dụng đối với DN có từ 20 LĐ trở lên).

Xem xét điều chỉnh lại nội dung về DCCS tại nơi làm việc, nhất là nội dung NLĐ được biết, nội dung DN cần phải công khai cho phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong cơ chế thị trường.

Qua thực tế thực hiện Nghị định 60 tại Vĩnh Phúc, bà Đào Thị Mai Lộc – Sở LĐTB&XH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị nâng quy mô lao động của DN phải tổ chức Hội nghị NLĐ để tránh việc thực hiện hình thức và quá tải, không cần thiết, quy định cụ thể hơn về cơ chế thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của NLĐ.

Cũng như quan điểm của VCCI, ông Phạm Quốc Hiển – Tổng Giám đốc Tập đoàn Phong Thái (Đài Loan) chỉ ra, quy định 3 tháng đối thoại 1 lần là không hợp lý mà nên để cho DN tự quyết định trên cơ sở mức tối thiểu 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, đơn giản thủ tục, quy trình thực hiện đối thoại tại nơi làm việc vì thủ tục đối thoại rườm rà khiến DN “ngại” tổ chức đối thoại.

Ông Đặng Quang Điều - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tán thành mô hình đối thoại có mở rộng đối tượng tham gia (như lực lượng công an, cảnh sát giao thông…) được Tập đoàn Phong Thái thực hiện và kiến nghị luật hóa các mô hình đối thoại mới, đa dạng như Bí thư, Chủ tịch đối thoại với NLĐ tại DN, bỏ quy định về bầu thành phần tham gia đối thoại vì “ai có khả năng đối thoại thì cơ sở đều biết”…

Các Sở LĐTB&XH cùng nhấn mạnh đến vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc thực hiện quy chế DCCS tại nơi làm việc, đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức hội nghị NLĐ.

“Trong đó Ban Chấp hành công đoàn cơ sở cần chủ động trong đề xuất kế hoạch, nội dung để thực hiện đối thoại và hội nghị NLĐ. Mở rộng đối tượng tham gia đối thoại” – ông Lê Xuân Thành cho biết.

Cho rằng “không thể để các kiến nghị của NLĐ cứ trên giấy hết hội nghị đến cuộc đối thoại khác”, ông Phạm Quốc Hiển còn đề xuất phải chú ý đến việc giải quyết kiến nghị của NLĐ.

Tán thành đề xuất này, bà Bà Tống Thị Minh – Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương khẳng định, giải quyết thực tế kiến nghị của NLĐ mới phát huy được tính dân chủ và hiệu quả của mỗi lần đối thoại và hội nghị NLĐ.

Khảo sát tại 139 doanh nghiệp (DN) cho thấy hầu hết các DN đều triển khai thực hiện đối thoại tại nơi làm việc, tập trung nhiều nhất là tình hình sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi cho NLĐ, chế độ an toàn vệ sinh lao động, đào tạo, việc làm…

Trong số các DN tổ chức đối thoại có 30% DN tổ chức đối thoại định kỳ 1 tháng/lần, 52% DN tổ chức đối thoại định kỳ 3 tháng/lần, 4% tổ chức 6 tháng/lần và 14 DN tổ chức 1 năm/lần. Đáng chú ý là nhiều DN FDI đã quan tâm đến hoạt động đối thoại tại nơi làm việc như Cty TNHH Giày Annora, Cty TNHH giàu Sun Jade Việt Nam, Cty TNHH Kefico Việt Nam (Hải Dương), Cty Mabuchi Motor (Đồng Nai)…

Cả nước có khoảng 60,18% DN có tổ chức công đoàn tổ chức hội nghị NLĐ, trong đó DN có 50% vốn NN trở lên đạt 92%, DN dân doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 56%.

Ngoài ra, phần lớn các DN áp dụng các hình thức thực hiện dân chủ khác, phát huy quyền dân chủ các các bên trong quan hệ lao động, nhiều DN đã thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về lao động tiền lương: trên 90% lao động đã ký kết hợp đồng lao động, 60-70% DN xây dựng thang, bảng lương; 60% DN có tổ chức công đoàn đã thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...