Đổi mới, sáng tạo trong triển khai Ngày Pháp luật

Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam đã được lồng ghép trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở bản Hon (Xuân An, Yên Lập, Phú Thọ).
Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam đã được lồng ghép trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở bản Hon (Xuân An, Yên Lập, Phú Thọ).
(PLO) -Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, qua 5 năm triển khai Ngày Pháp luật, nhiều bộ, ngành, địa phương đã nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để việc triển khai trở nên thiết thực hơn, gần gũi hơn với đời sống xã hội. Nhiều mô hình mới đã ra đời thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết, tinh thần học hỏi của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Những “điểm sáng” 

Mô hình tổ chức 1 ngày trợ giúp pháp lý miễn phí (Liên đoàn Luật sư Việt Nam); tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); “Tư vấn pháp luật lưu động, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp tại địa bàn vùng sâu, vùng xa” (Sơn La, Nghệ An, Hà Giang…); thực hiện tuần lễ “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” (Tổng cục Thuế); tư vấn, giải đáp pháp luật về tiền lương, về lao động, việc làm, về bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội); mô hình dân hỏi, Giám đốc trả lời (Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Giang, Hòa Bình…).

Các mô hình này giúp cho pháp luật đến gần với người dân, doanh nghiệp hơn, đáp ứng được các quyền và lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp cũng như đánh giá, nắm bắt được những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật để các cơ quan có thẩm quyền, tư vấn, hướng dẫn giải quyết.

Bên cạnh đó còn có các mô hình đã trở thành việc làm thường xuyên của cơ quan, tổ chức như mô hình “Mỗi tuần một điều luật” (Bộ Quốc phòng, Phú Yên, Cao Bằng…). Ban Quản lý Lăng Hồ Chí Minh đã tổ chức học tập pháp luật thông qua việc nghiên cứu tài liệu tại tủ sách pháp luật của các phòng, ban. 

Ngoài ra cũng phải kể tới mô hình tại Lâm Đồng: Trong tuần lễ cao điểm, các sở, ban, ngành đã tổ chức đồng loạt sinh hoạt dưới cờ chủ đề về Ngày Pháp luật vào thứ hai đầu tuần. Các xã của UBND huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) đã đồng loạt tổ chức sinh hoạt Ngày Pháp luật sau buổi chào cờ đầu tuần, vào tuần đầu của tháng với chủ đề “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hay như ở Long An, mô hình “Tiết học pháp luật” đã được duy trì đều đặn và là một trong những hoạt động hưởng ứng mang lại hiệu quả thiết thực…

Mô hình Ngày hội pháp luật được thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc… tổ chức thường xuyên, định kỳ trong tuần lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật để tư vấn, giải đáp kiến thức pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động thông qua các tình huống, vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động…

Bên cạnh triển khai các mô hình mới, việc tổ chức Ngày Pháp luật còn được duy trì, kế thừa kết quả từ mô hình Ngày Pháp luật từ trước đó, với ý tưởng các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật, ngày tôn vinh, tìm hiểu, học tập pháp luật. 

Sáng tạo từ Trung ương tới địa phương

Cũng theo báo cáo của Bộ Tư pháp, Ngày Pháp luật được bộ, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn như: Tổ chức Lễ mít tinh, cổ động, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến pháp luật lưu động, triển lãm, trưng bày; tổ chức xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phóng sự phỏng vấn chuyên sâu.

Nhiều hoạt động đã phát huy hiệu ứng và sự lan tỏa rộng lớn do ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tận dụng thế mạnh của cơ quan báo chí, truyền thông nhất là mạng lưới thông tin cơ sở…

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã phát huy vai trò tích cực của mình trong việc thông tin, phổ biến, nâng cao nhận thức của nhân dân về Ngày Pháp luật thông qua các khẩu hiệu tuyên truyền, các chương trình, chuyên mục, clip thông điệp ngắn, đăng tải bài viết, phóng sự phỏng vấn, bình luận chuyên sâu, đối thoại chính sách...

Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình hoặc với các báo để duy trì thực hiện chuyên mục/chuyên trang/phóng sự “Pháp luật và đời sống”, “Bạn đọc – Pháp luật”, “Hộp thư ban nghe đài”; “Câu chuyện truyền thanh”; “Giáo dục an ninh quốc phòng”; “Thuế và cuộc sống”…

Thi tìm hiểu pháp luật cũng là một trong những hình thức triển khai Ngày Pháp luật tạo được hiệu ứng rộng rãi trong xã hội, thu hút đông đảo các tầng lớp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân tham gia. Rất nhiều cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực pháp luật khác nhau, với quy mô, cách thức khác nhau đã được các bộ, ngành, địa phương tổ chức. 

Ở Trung ương, các hội thi, cuộc thi được phát động và tổ chức trên quy mô toàn quốc, trở thành sự kiện chính trị - pháp lý  của cả nước, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tham gia như Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” (năm 2014, 2015) có hơn 5 triệu bài dự thi, với hơn 1000 bài dự thi được gửi về tham gia Vòng chung khảo; Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III (năm 2016) với sự tham gia của 63 đội thi đến từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trở thành Ngày hội lớn để tôn vinh đội ngũ Hòa giải viên.

Một số hội thi mang quy mô toàn ngành như: Cuộc thi “Chúng tôi là kiểm sát viên”; Cuộc thi “Chấp hành viên giỏi”; Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông đã thu hút được tổng số 233.650 học sinh của 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước đăng ký tham gia...

Còn ở tuyến địa phương, một số tỉnh, thành phố đã chủ động tổ chức các cuộc thi, hội thi hưởng ứng Ngày Pháp luật trong quy mô toàn tỉnh như: Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015 (Hà Nội, Bắc Kạn, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc, Cần Thơ…); Tìm hiểu Bộ luật Hình sự sửa đổi (Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi,…); cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự” (Bình Dương)... Ngoài ra các bộ, ngành, địa phương còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, thi viết, thi dưới hình thức sân khấu hóa.

Những định hướng để Ngày Pháp luật được tổ chức hiệu quả hơn 

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, qua 5 năm thực hiện, Ngày Pháp luật đã trở thành một sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được thực hiện đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước trên tổng thể các lĩnh vực từ xây dựng pháp luật đến phổ biến, thi hành pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong công tác triển khai Ngày Pháp luật như một số bộ, ngành, đoàn thể, địa phương chưa chú trọng đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong triển khai thực hiện, chậm ban hành Kế hoạch hoặc chưa triển khai trong cơ quan, đơn vị; cá biệt có nơi vận dụng thiếu linh hoạt, ít sáng tạo, không có mô hình triển khai phù hợp. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật ở một số nơi còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu… 

Để Ngày Pháp luật được tổ chức thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp kiến nghị các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương cần tập trung thực hiện một số định hướng như sau: Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, phổ biến để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước và phát triển xã hội; cũng như vai trò, ý nghĩa của việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật.

Cần đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong cung cấp thông tin về pháp luật, phát huy tinh thần trách nhiệm của công dân, cán bộ, công chức trong việc tự giác học tập, tìm hiểu pháp pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật gắn với đổi mới nội dung, hình thức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), tránh phô trương, hình thức để đây thực sự trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người.

Đồng thời công tác xây dựng các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật cần hướng tới nhóm đối tượng đặc thù cần phải tăng cường công tác PBGDPL theo Luật PBGDPL bằng các hình thức, biện pháp phù hợp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin với các hình thức sáng tạo, phong phú trong hoạt động PBGDPL để mọi người đều được tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật; dễ dàng tiếp cận pháp luật; gắn với phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Bộ Tư pháp cũng kiến nghị huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia công tác PBGDPL; phát huy các sáng kiến trong việc triển khai, xây dựng và phát triển các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, tạo thành phong trào xã hội rộng lớn để tổ chức thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước...

Bên cạnh đó cần tập trung đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực pháp luật, pháp chế, tư pháp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước, nhất là trước những thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập; biết tiếp thu tri thức, tư duy pháp luật mới; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm nắm vững pháp luật, tuân thủ, chấp hành và làm việc theo pháp luật để hướng dẫn tư vấn, giải thích, thuyết phục và vận động nhân dân chấp hành pháp luật; tuân thủ nghiêm kỷ luật, kỷ cương; nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ.

Giải pháp nữa để Ngày Pháp luật được thực hiện đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước trên tổng thể các lĩnh vực đó là tăng cường các biện pháp hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện; kịp thời xử lý đối với các vấn đề mới phát sinh; tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện thật tốt Luật PBGDPL; triển khai đầy đủ, kịp thời các Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp luật mới để mọi người kịp thời cập nhật thông tin pháp luật, nhận thức đầy đủ về pháp luật để thực hiện đúng pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.