Đổi mới công nghệ, tối đa hóa lợi nhuận

Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đại dịch COVID-19 đem đến nhiều hậu quả nhưng đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo phát huy cao độ năng lực, tối đa hóa lợi nhuận. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao đổi mới công nghệ càng trở nên cấp thiết.

Tăng doanh thu nhờ đổi mới công nghệ

Chia sẻ tại Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ” diễn ra mới đây, ông Trương Vĩnh Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai có trụ sở tại tỉnh An Giang cho biết, từ năm 2008, Công ty bắt đầu tham gia vào chuỗi giá trị cá tra với định hướng phát triển theo chiều rộng để khép kín chuỗi sản xuất, tham gia làm chủ tất cả các khâu, đồng thời tìm kiếm công nghệ và thiết bị nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Trong các năm 2018 và 2020, Công ty tham gia chương trình Đổi mới công nghệ Quốc gia, được hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện công nghệ, dây chuyền thiết bị để nâng cao chất lượng dầu ăn và sản xuất các sản phẩm shortening, margarine từ mỡ cá tra; ngoài ra, Công ty còn hoàn thiện công nghệ, thiết bị sản xuất bột cá và bột nêm từ phụ phẩm cá tra.

Việc đổi mới công nghệ đã giúp Sao Mai tạo ra các sản phẩm rất đột phá, còn các sản phẩm có từ trước cũng được cải tiến với chất lượng tốt hơn rất nhiều, nhờ đó tác động rất lớn tới cục diện kinh doanh của công ty. Theo tính toán của Tập đoàn Sao Mai, việc đổi mới công nghệ giúp nâng tầm giá trị cá tra Việt Nam lên khoảng 28%. Các sản phẩm của công ty có chất lượng tương đương và thay thế các sản phẩm hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… với giá thành phù hợp với khả năng tiêu dùng của khách hàng trong nước.

Về giá trị mang lại cho Công ty, ông Thành cho hay, khi đổi mới công nghệ, doanh thu các sản phẩm dầu ăn từ phụ phẩm cá tra của Công ty đã tăng 2,9 lần (khoảng 800 tỷ đồng) vào trước đại dịch COVID-19, doanh thu sản phẩm bột cá tra tăng 57% (đạt 1.783 tỷ đồng). Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thủy sản đạt 135 triệu USD, tăng 32%. Đặc biệt, sản phẩm của Công ty còn được xuất khẩu sang các thị trường có tiêu chuẩn cao như Singapore, Hàn Quốc… “Việc làm chủ, đổi mới công nghệ là nền tảng để chúng tôi nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Thành nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Bá Tòng, Giám đốc Công ty Bách Tùng chuyên sản xuất các chi tiết kim loại dạng trục cỡ nhỏ trong ngành cơ khí chính xác, có trụ sở tại tỉnh Bình Dương cũng khẳng định, sự hỗ trợ một phần tài chính từ Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia đã giúp công ty ông nghiên cứu các thiết bị tự động hóa, thay thế nhân công, từ đó giảm được 1/3 thời gian sản xuất, giảm 50% nhân công. Những đổi mới này giúp năng suất lao động của Công ty tăng tới 5 lần so với khi sử dụng công nghệ cũ.

PGS.TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đóng vai trò là nhân tố cốt lõi nhằm gia tăng sức cạnh tranh và chất lượng của sản phẩm. Trước yêu cầu của tình hình đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết quan trọng, đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách nhằm tăng cường hội nhập quốc tế.

Trong đó, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhiều lần đề cập đến từ khóa “đổi mới sáng tạo” và nêu rõ phải phát triển hệ thống sáng tạo quốc gia, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm ứng dụng công nghệ và phát triển các sản phẩm; các trường đại học và các viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu và phát triển, tạo cơ chế liên kết hữu cơ giữa các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm và lợi ích tương hỗ; cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế ứng dụng, phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo; tạo động lực, nền tảng quan trọng nhất cho phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn tới.

Đào tạo kỹ năng lựa chọn công nghệ, chú trọng kết nối kiều bào

Thông tin cụ thể về một số chính sách hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ, ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) nhấn mạnh về vai trò của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Theo đó, Quỹ này được thành lập với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và các nguồn khác.

Đến năm 2020, Quỹ đã huy động 872 tỷ đồng từ doanh nghiệp cho các dự án đổi mới công nghệ thực hiện thông qua nhiệm vụ tài trợ (chiếm 74,5% kinh phí của các dự án đã ký hợp đồng). Các doanh nghiệp sau khi đổi mới công nghệ đã tăng thêm khoảng 4.000 tỷ đồng doanh thu hàng năm, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng, nộp ngân sách 300 tỷ đồng mỗi năm. Gần 50 công nghệ được ứng dụng tại doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện đại hóa quy trình sản xuất.

Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện đổi mới công nghệ, như chưa có nhiều ưu đãi đối với sản phẩm tạo ra từ chuyển giao, đổi mới công nghệ; chưa có nhiều hỗ trợ về tài chính để doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ. Về phía doanh nghiệp, một số doanh nghiệp còn chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ; còn thiếu thông tin về các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, các công nghệ, chuyên gia công nghệ từ các đơn vị nghiên cứu.

Đẩy mạnh kết nối giữa các các doanh nghiệp với mạng lưới tri thức người Việt Nam ở nước ngoài cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy tìm kiếm, hợp tác chuyển giao công nghệ quốc tế. Ông Cao Minh Việt, Chủ tịch Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt – Nhật nhận định, thời gian qua, việc kết nối giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học nước ngoài còn yếu và ít, chủ yếu mang tính chất cá nhân, không có mạng lưới thực sự. Để việc kết nối đủ rộng, đủ mạnh và tạo giá trị thực sự, tận dụng được nguồn nhân lực người Việt Nam ở nước ngoài, ông Việt cho rằng phải có một nền tảng kết nối thực sự mở, sâu rộng và minh bạch.

“Giá trị cốt lõi của nền tảng này là chia sẻ, trao đổi, mang lại lợi ích cho thành phần tham gia, lấy con người làm trung tâm, tập trung vào cộng đồng”, ông Cao Minh Việt nhấn mạnh. Theo Chủ tịch Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt – Nhật, mạng lưới này cần đủ phân tán, đủ tin cậy để thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài sẵn sàng tham gia vào.

TS Nguyễn Việt Anh, Chủ tịch Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu cho biết, các doanh nghiệp tại Đức và châu Âu muốn kết hợp với các doanh nghiệp Việt Nam theo mô hình doanh nghiệp liên doanh, trong đó, doanh nghiệp châu Âu sẽ góp công nghệ và vốn. Hiện, Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu đang hợp tác với nhiều đối tác trên toàn cầu, trong đó có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về vốn và công nghệ sẵn sàng hợp tác để đầu tư vào Việt Nam.

Đáng chú ý, Hiệp hội Phát triển kinh tế thương mại Đức với khoảng 1.200 doanh nghiệp là thành viên rất mong muốn phát triển tại thị trường Việt Nam. “Đây là kênh mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác để có thể chuyển giao công nghệ”, ông Nguyễn Việt Anh thông tin. Một số lĩnh vực tiềm năng có thể thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa hai bên gồm có năng lượng, rác thải, y tế, vận tải, năng lượng xanh.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ đang khẩn trương triển khai các công việc để tái cơ cấu các chương trình KHCN cấp quốc gia cho giai đoạn 5 năm và 10 năm tới. Một nội dung quan trọng được Bộ hết sức quan tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường sự công khai, minh bạch trong việc quản lý các chương trình và nỗ lực để huy động tối đa các nhà khoa học, các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp tham gia các chương trình KHCN phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.

TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Đọc thêm

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.

VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G

VinaPhone 5G phủ sóng 63/63 Tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2025, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm.

Diễn tập an ninh mạng quốc gia - đề cao sự phối hợp nhịp nhàng

Các đội diễn tập từ chính những tình huống có thật. (Ảnh: A05)
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.