Đòi bồi thường oan sai - chặng đường còn lắm gian nan

Ông Huỳnh Văn Nén được minh oan sau 17 năm ngồi tù.
Ông Huỳnh Văn Nén được minh oan sau 17 năm ngồi tù.
(PLO) -Dẫu biết rằng việc bồi thường oan sai chỉ bù đắp một phần những tổn thất mà người bị oan phải gánh chịu, tuy nhiên từ thực tế những vụ bồi thường cho thấy, giữa cơ quan tố tụng và người bị oan rất khó tìm được tiếng nói chung. Trong đó, nhiều vụ việc, số tiền người bị oan nhận được chỉ mang ý nghĩa... tượng trưng.

“Đánh đố” yêu cầu nộp chứng từ cách đây hàng chục năm 

Ngay sau khi ra tù, được giải oan về tội giết người, ông Huỳnh Văn Nén và các luật sư, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông đã bắt tay vào một hành trình mới gian nan không kém là việc đi đòi bồi thường thiệt hại. 

Trong khi ông Nén đòi bồi thường 18 tỷ đồng cho gần 17 năm ngồi tù oan, bao gồm các khoản như thiệt hại về tinh thần, kinh tế, tổn thất sức khỏe, uy tín danh dự người thân, thăm nuôi, hành trình kêu oan... thì phía TAND tỉnh Bình Thuận chỉ chấp nhận bồi thường 10,5 tỷ đồng. Nhiều yêu cầu bồi thường của ông Nén không được TA Bình Thuận do không chứng minh được thiệt hại.

Tuy nhiên, tại lần thương lượng lần thứ tư vào giữa tháng 10/2016, phía ông Nén và gia đình mong muốn Tòa chấp nhận mức bồi thường là hơn 14 tỷ đồng, giảm gần 4 tỷ đồng so với yêu cầu ban đầu. Tuy nhiên, đại diện phía Tòa đã không đồng ý yêu cầu này và xem xét lại từ đầu các khoản bồi thường.

Theo đó, TAND tỉnh Bình Thuận đột ngột thay đổi, chỉ đồng ý bồi thường cho ổng Nén tổng cộng là hơn 2,6 tỷ đồng, dựa trên các khoản có hóa đơn chứng từ hoặc có căn cứ như: tổn thất kinh tế khi ngồi tù oan, tổn hại tinh thần và tổn hại sức khỏe trong thời gian ông Nén ngồi tù, chi phí thăm nuôi, chi phí chữa bệnh…

Lần thương lượng thứ 5, tháng 11/2016, TAND tỉnh Bình Thuận đã chấp nhận số tiền hơn 5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu như tổn thất sức khỏe, chi phí kêu oan, còn các khoản khác Tòa vẫn bảo lưu quan điểm.

Tương tự là một vụ bồi thường khác với một cựu sinh viên. Ngày 9/8/2007, anh Trương Hoàng Hiếu khi đó là sinh viên năm cuối ngành thủy sản bị Công an huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng bắt giam về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 10/9/2010, sau hơn hai năm ngồi tù, nhiều lần tòa huyện Mỹ Tú tuyên án tù rồi sau đó tòa phúc thẩm hủy án điều tra lại, anh Hiếu được Công an huyện Mỹ Tú quyết định đình chỉ điều tra bị can vì hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được anh Hiếu phạm tội.

Anh Hiếu làm đơn yêu cầu TAND huyện Mỹ Tú phải có trách nhiệm bồi thường với số tiền hơn 530 triệu đồng cho những ngày anh bị oan. Tuy nhiên, sau nhiều lần xét xử, TAND tỉnh Sóc Trăng chỉ tuyên buộc TAND huyện Mỹ Tú phải bồi thường cho Hiếu 168 triệu đồng.

Một vụ oan sai khác là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Sau 10 năm tù oan, ông Chấn đòi bồi thường với mức 9,3 tỷ đồng. Tuy nhiên sau thương lượng, hai bên thỏa thuận ở mức 7,2 tỷ. Đây là mức ông Chấn đã chấp nhận để bắt đầu lại cuộc sống vốn rất nhiều khó khăn. Chỉ có điều, để vụ bồi thường này đi đến hồi kết, ông Chấn và đại diện của ông đã phải nộp cả trăm loại giấy tờ vào hồ sơ yêu cầu bồi thường.

Bổ sung thiệt hại, tăng bồi thường tổn thất tinh thần

Thủ tục hành chính còn rườm rà, thời hạn giải quyết kéo dài, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại...là một trong những vấn đề được chỉ ra sau hơn 6 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. 

Bên cạnh đó, quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí bồi thường còn phức tạp, phải qua nhiều cấp có thẩm quyền thẩm định ngay cả khi đã thống nhất về khoản tiền bồi thường nên đã làm chậm việc chi trả tiền bồi thường, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại và uy tín của Nhà nước. Thực tế, chưa có vụ việc nào cấp kinh phí bồi thường, chi trả tiền bồi thường đúng thời hạn.

Còn đối với những người bị hàm oan, khó khăn nhất trong việc đòi bồi thường thiệt hại chính là việc phải chứng minh họ thiệt hại như thế nào. Bản thân ông Huỳnh Văn Nén đã nhiều lần thốt lên cơ quan tố tụng đang đánh đố ông khi buộc ông phải nộp những chứng từ cách đây... hàng chục năm. Bên cạnh đó, có những khoản thiệt hại là rất khó đong đếm như tổn thất về sức khỏe, tinh thần...

Dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã bổ sung các thiệt hại được bồi thường phát sinh trong thực tế chưa được Luật năm 2009 quy định giúp người bị thiệt hại có căn cứ xác định thiệt hại được bồi thường và mức yêu cầu bồi thường như: bổ sung quy định về căn cứ tính mức lãi suất; lượng hóa một số thiệt hại được bồi thường như thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết...

Bên cạnh đó, so với Luật năm 2009, dự thảo Luật mới đã quy định tăng mức thiệt hại về tinh thần trong một số trường hợp như: bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; sức khỏe bị xâm phạm; bị khởi tố, truy tố mà không bị tạm giữ, tạm giam; bị xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo mà không bị tạm giữ, tạm giam...

Đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc giải quyết bồi thường, khắc phục tìnhtrạng việc giải quyết bồi thường kéo dài...hy vọng Luật bồi thường mới sẽ bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người bị oan sai.

Đọc thêm

Con đường vướng vòng lao lý của những người gieo rắc “cái chết trắng”

Phạm nhân Sồng A Đùa (Sn 1984), hiện đang chấp hành án tại Trại giam Yên Hạ, C10, Bộ Công an.
(PLVN) -   Khà A Tú và Sồng A Đùa, hai chàng trai người Mông từng ôm mộng đổi đời, đã sa vào con đường buôn bán ma túy, gieo rắc "cái chết trắng" tự đẩy mình vào vòng lao lý. Giờ đây, giữa chốn ngục tù, trong những năm tháng cải tạo chỉ còn lại sự ân hận muộn màng cho một lựa chọn sai lầm đã đánh đổi bằng cả tương lai và gia đình.

Thêm một đối tượng bị bắt về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Huỳnh Nhật Phương bị bắt về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và tang vật (Ảnh: Công an TP HCM)
(PLVN) -  Mở rộng điều tra vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân do Trần Văn Linh và Nguyễn Thị Hường thực hiện theo chỉ đạo của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” với âm mưu rải truyền đơn kích động tuần hành, gây rối trật tự trong Lễ Quốc khánh 2/9/2024, Công an TP HCM đã khởi tố, bắt tạm giam thêm Huỳnh Nhật Phương (SN 1982, ngụ quận Bình Thạnh).

Xin đi nhờ xe để cướp đoạt tài sản

Đối tượng Đồng Văn Đại (Ảnh: CATH).
(PLVN) - Ngày 13/11, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Công an huyện Hoằng Hóa vừa bắt giữ được đối tượng xin đi nhờ xe rồi dí dao vào cổ tài xế để cướp tài sản.