Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Đình thiêng thờ ba vị thần tướng

Theo lược sử ngôi đình, thời Hùng Vương thứ 18 đất nước thanh bình, vua Hùng cùng con rể là Sơn Tinh (sau này là Tản Viên Sơn thánh) đi kinh lý. Đến vùng đất này, nhà vua ngắm cảnh khen rằng nơi đây phong cảnh đẹp, có đất bồi, có lòng hồ bao quanh, Sơn Tinh liền cho dựng hành cung để nhà vua nghỉ chân và đặt tên là Bảo Quý cung, từ đó Bảo Quế cung được lấy tên để đặt cho Lan Bảo Quế trang. Đây là một vùng đất cổ, giàu truyền thống văn hóa và trù phú của kinh đô Văn Lang xưa.

Tản Viên sai lưỡng kim thánh là Quý Minh và Cao Sơn, sau đó sai tướng quân Cương Trực về lập trại để bảo vệ kho quân lương của triều đình (Dữu Lâu ngày nay chính giữ phía Đông kinh thành Phong Châu), trông coi hành cung và dựng làng lập ấp dạy dân cấy lúa, trồng dâu tằm canh cửi, làm ăn sinh sống phát triển thành một vùng trù phú.

Đình Bảo Đà.

Đình Bảo Đà.

Trong hai cuộc xung đột Hùng - Thục, Quý Minh và Cao Sơn là lưỡng thần tướng văn võ toàn tài, đức độ lập nhiều công lớn, vua phong Quý Minh làm anh du hộ quốc Đại Vương và phong Cao Sơn làm ứng võ Đô quý đại vương.

Lưỡng thiên thần về nghỉ dưỡng già tại làng Đông Mạch, xã Sơn Đông. Sau những ngày chinh chiến, những vị tướng lại trở về trang Bảo Quế để khao binh thưởng tướng và sống cuộc sống bình dị cùng cư dân bản địa. Nhị vị đại vương về già hóa tại đất này, được nhân dân lập đình thờ, tôn là Thành hoàng làng Đông Mạch.

Các vị đại vương đều có công giúp vua Hùng thứ 18 xây dựng bảo vệ đất nước. Để tri ân công đức của các vị, các vương triều Nguyễn đã 08 lần kính cẩn sắc phong, tôn các Ngài là thượng đẳng thần.

Cổng tam quan đình Bảo Đà xây dựng từ năm 1918.

Cổng tam quan đình Bảo Đà xây dựng từ năm 1918.

Đình Bảo Đà đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993. Đình Bảo Đà và các đình, đền, miếu trên địa phận phường Dữu Lâu là những di tích lịch sử văn hóa thuộc hệ thống các di tích lịch sử phụ trợ cho quần thể di tích văn hóa đặc biệt quốc gia Đền Hùng. Ngôi đình thiêng được coi là một kho báu có giá trị cao về lịch sử kiến trúc cuối thời Lê đầu Nguyễn, cũng là một bảo tàng cổ vật có giá trị về mĩ thuật cổ dân gian.

Độc đáo đôi giếng cổ mấy ngàn năm tuổi

Theo quan sát, đình Bảo Đà hiện tọa lạc trên nền đất bằng phẳng, rộng gần 3ha, được bao bọc bởi màu xanh trù phú của vườn cây trái quanh năm tươi tốt: này là vườn bưởi sai trĩu, này là rặng xoài lúc lỉu quả, kia rặng cây ngọc lan thơm ngọt ngào… Đình hướng mặt ra một vùng bát ngát, phía trước có một hồ nước trong xanh, mùa này sen nở ngát hương.

Đặc biệt, phía trước đình có đôi giếng cổ gọi là giếng Cậu, giếng Cô; truyền rằng đôi giếng này tồn tại từ khi có ngôi đền, nghĩa là có từ hàng mấy ngàn năm trước.

Giếng Cậu.

Giếng Cậu.

Nằm phía bên trái ngay trước mặt đình, giếng Cậu có hình tròn, xưa kia giếng Cậu là nơi cung cấp nước ăn, nước sinh hoạt cho cả một vùng. Theo luật làng, chỉ có cánh đàn ông trai tráng trong vùng mới được đến giếng Cậu tắm gội; còn đàn bà con gái không được bén mảng.

Người già trong làng kể lại, từ xưa đến giờ, mạch nước ở giếng Cậu quanh năm đầy ắp, trong vắt, ngọt mát mà không hề bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hay hạn hán từ ngoại cảnh. Nhờ tam vị Thành hoàng làng bảo hộ, thanh niên trai tráng tắm nước giếng này tăng thêm sức khỏe, sức mạnh; nhân dân trong vùng ăn nước giếng này thêm bền gan, vững dạ. Bằng chứng là nhân dân trong vùng đã có công đóng góp nhiều sức người, sức của cho công cuộc xây dựng đất nước, chống ngoại xâm.

Xa xa phía bên phải ngôi đình, ẩn sau những rặng cây xanh ngút ngàn khuất hẳn tầm nhìn là giếng Cô, giếng này có hình dáng như một bàn chân khổng lồ. Giếng Cô là nơi dành riêng cho chị em phụ nữ. Sau mỗi ngày lao động vất vả, mỗi khi hoàng hôn buông xuống nơi đây lại rộn ràng tiếng nói cười, trò chuyện của các mẹ, các chị đến đây tắm gội, giặt giũ. Giếng Cô thời trước giống như một địa chỉ sinh hoạt cộng đồng, là nơi các bà, các chị tụ họp để tâm sự, chia sẻ với nhau cho vơi bớt những tâm tư, muộn phiền trong cuộc sống.

Giếng Cô mang dáng hình một bàn chân khổng lồ.

Giếng Cô mang dáng hình một bàn chân khổng lồ.

Nói về hình dáng của giếng Cô, một bậc cao niên trong vùng chia sẻ, hình dáng bàn chân người khổng lồ thường gợi cho người ta mường tượng đến những điều kỳ diệu, điều may mắn, phi thường. Dân gian từng có câu chuyện về một bà góa đi lạc vào rừng, gặp dấu chân người khổng lồ tò mò ướm thử mà về nhà mang thai, sinh ra một bậc vĩ nhân. Hay câu chuyện một người sắp chết khát bỗng gặp vũng nước đọng trong vết chân khổng lồ, uống vào bỗng được ban cho sức mạnh.

“Người xưa vô cùng ý nhị và thâm thúy, vậy nên không phải ngẫu nhiên mà giếng Cô- chiếc giếng sinh ra để dành riêng cho các mẹ, các chị lại có hình bàn chân khổng lồ kỳ diệu. “Người phụ nữ cũng được coi là khởi nguồn của sự sống, linh hồn của vạn vật, có lẽ người xưa mong muốn phụ nữ trong vùng tắm nước giếng Cô sẽ luôn được tiếp thêm sức mạnh, để duy trì mạch nguồn cuộc sống vĩnh cửu.”

Cũng giống như giếng Cậu, mạch nước giếng Cô quanh năm bốn mùa luôn đầy ắp nước trong xanh; dù hạn hán giếng vẫn không cạn, dù trời mưa lũ nước không bị ngầu đục.

Ngày nay người dân, du khách chiêm bái đình Bảo Đà không chỉ để tri ân các bậc tiền nhân, cầu mong các bậc thánh thần linh ứng ban cho quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt; mà còn là đến thăm một địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh, giúp vơi bớt nỗi lo toan, nhọc nhằn thường nhật để tìm sự bình an, thư thái cho tâm hồn mình.

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.