Doanh nghiệp sợ "không được hối lộ"!

Chung tay xây dựng liêm chính trong kinh doanh và chống tham nhũng để DN phát triển bền vững.
Chung tay xây dựng liêm chính trong kinh doanh và chống tham nhũng để DN phát triển bền vững.
(PLO) - Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố hôm 22/3 chỉ ra, một trong bốn xu hướng tích cực nổi bật của môi trường kinh doanh tại Việt Nam là “chi phí không chính thức của các DN giảm” sau nhiều năm liên tục tăng. 

Đây cũng là kết quả của các chính sách của Chính phủ mới được thi hành từ năm 2016, đem lại niềm tin cho cộng đồng DN với môi trường kinh doanh khi năm 2017 tỷ lệ DN có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh cao nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, trong cộng đồng DN, “sự thờ ơ và hoài nghi về chống tham nhũng vẫn còn phổ biến và làm suy yếu những nỗ lực đang được thực hiện”.

Giảm tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức

Điều tra PCI 2017 ghi nhận sự cải thiện chất lượng điều hành rất ấn tượng của chính quyền địa phương cả nước. So với những năm trước, các chính quyền giải quyết kịp thời hơn các khó khăn, vướng mắc của DN. Các DN FDI cũng đánh giá môi trường kinh doanh tại Việt Nam tích cực hơn. Thời gian cần thiết để hoàn tất các thủ tục cấp phép đầu tư đã cải thiện đáng kể.

Theo PCI 2017, cải cách hành chính có bước tiến, chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính đang có nhiều chuyển biến tích cực. 72% cán bộ, công chức giải quyết công việc hiệu quả; tỷ lệ cán bộ nhà nước thân thiện tăng so với năm 2015 (đạt 67%). 67% DN cho biết, “thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định”, được tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc DN tại tỉnh; và chỉ 13% nội dung làm việc các đoàn thanh tra, kiểm tra bị trùng lặp (giảm so với 26% năm 2015). Những gánh nặng thủ tục giai đoạn hậu đăng ký đối với DN FDI như bảo hiểm xã hội, thuế, lao động cũng đã giảm bớt so với những năm trước.

Với môi trường kinh doanh cởi mở và cải thiện hơn, năm 2017, các DN có tâm lý lạc quan về triển vọng kinh doanh. Tỷ lệ DN cả dân doanh và DN FDI có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới đều ở mức cao nhất kể từ năm 2011, lần lượt là 52% và 60%. Tỷ lệ DN dân doanh có kế hoạch giảm quy mô hoặc đóng cửa là rất thấp, chỉ ở mức 8%.

Các DN trong nước phải chi khoảng 3-4% doanh thu cho các khoản chi không chính thức, trong khi các DN FDI chỉ phải chi khoảng 1-2% doanh thu. Nhưng năm 2017, tỷ lệ DN phải chi trả chi phí không chính thức giảm còn 59% so với 66% năm 2016; và chỉ còn 9,8% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức (tỷ lệ này năm 2015 là 11,1%).

PCI 2017 tập trung điều tra 6 loại chi phí không chính thức của các DN FDI. Trong đó, sử dụng quy định để nhũng nhiễu; trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra; trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan; khi làm thủ tục đất đai đều giảm so với năm 2016. Riêng yếu tố “không sử dụng tòa án vì lo ngại tình trạng “chạy án” (18,9%) và “công việc được giải quyết sau khi trả chi phí không chính thức” (50,3%) tăng.

Thông qua điều tra PCI 2017, các nhà phân tích kinh tế Việt Nam đã liên tục chỉ ra vấn đề “thiếu vắng DN cỡ vừa”, các DN trong nước có quy mô đủ lớn và đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Các DN mong muốn chính quyền các cấp tiếp tục duy trì đà cải cách môi trường kinh doanh của năm 2017 trong thời gian tới. Cụ thể, trong một số lĩnh vực như thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành, bảo hiểm xã hội, phòng cháy, chữa cháy… Việt Nam cần có chiến lược và chính sách hiệu quả để nâng cao chất lượng lao động, nhất là nhân lực trình độ cao, nhóm hoạt động mà các DN hiện gặp khó khăn trong tuyển dụng.

Không tin “chống tham nhũng sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh”

Trong khi PCI 2017 cho thấy tinh thần lạc quan của DN đối với môi trường kinh doanh thông qua các cải cách tích cực thì Báo cáo “Thúc đẩy sáng kiến liêm chính doanh nghiệp tại Việt Nam: từ nhận thức đến hành động” vừa được VCCI phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam tổ chức tham vấn cho thấy, mặc dù Chính  phủ có nhiều nỗ lực và công cuộc phòng chống tham nhũng (PCTN) đã “đạt được nhiều kết quả hơn những gì đã nói” như nhận xét của ông Giles Lever - Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam nhưng qua khảo sát, tham nhũng vẫn đang là nguyên nhân kìm nén sự phát triển kinh tế của Việt Nam so với các nước trong  khu vực.

Báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới thường niên cho thấy, Việt Nam đứng thứ 81 về đạo đức và tham nhũng; xếp thứ 109 về các khoản chi không chính thức và hối lộ trong tổng số 137 nước; và tham nhũng được coi là vấn đề gây khó khăn thứ ba trong kinh doanh ở Việt Nam. Trong chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2017 của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam  đứng thứ 107/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Khảo sát xây dựng Báo cáo đánh giá “Thúc đẩy hành động liêm chính giữa DN và Chính phủ tại Việt Nam” nhận thấy, trong cộng đồng DN, “sự thờ ơ và hoài nghi về chống tham nhũng vẫn còn phổ biến và làm suy yếu những nỗ lực đang được thực hiện”. Nhiều DN, nhất là các DNVVN, không tin chống tham nhũng sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh. Họ vẫn tin “không hối lộ sẽ gây nhiều khó khăn, khó có thể tồn tại và đảm bảo hoạt động kinh doanh”. 

Thực tế, các DNVVN phải đối mặt với mâu thuẫn giữa đảm bảo đạo đức kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Họ lo ngại về rủi ro khi tố cáo tham nhũng và thiếu nguồn lực  để giải quyết các yêu cầu hối lộ. Qua phỏng vấn một số DN đa quốc gia, không nhiều DN ký hợp đồng trực tiếp với DN Việt Nam mà thường thông qua các DN trung gian từ các quốc gia khác có hoạt động tại Việt Nam cho thấy sự lo ngại của các DN đa quốc gia đối với các rủi ro hối lộ cao ở Việt Nam. “Nhìn chung môi trường chung tại Việt Nam chưa tạo điều kiện cho văn hóa liêm chính trong kinh doanh” – báo cáo đánh giá “Thúc đẩy hành động liêm chính giữa DN và Chính phủ tại Việt Nam” nhận định.

Với nhận định cần “xây dựng liêm chính trong kinh doanh để DN phát triển bền vững”, các chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần chứng tỏ được lợi ích dài hạn của các DN khi thực hiện đạo đức và sự tuân thủ trong  kinh doanh. Đồng thời hỗ trợ xây dựng hệ thống tuân thủ và văn hóa liêm chính trong các DN thông qua các chương trình phổ biến và đào tạo. Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI: “DN không thể chờ bộ máy tốt hơn mà cần chủ động xây dựng chính sách, khuyến nghị giải pháp để giảm gánh nặng cho DN trong quá trình hoạt động; giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các quy định pháp luật, các giải pháp đảm bảo liêm chính, đối thoại với DN”. Cùng với đó, “Chống tham nhũng chỉ sửa luật không thì không bao giờ đủ mà cần quan tâm đến vấn đề quản trị DN nên cần đảm bảo cho các DN hoạt động nghiêm túc không bị thiệt thòi, không rơi vào tình trạng “càng minh bạch càng thua thiệt”, xóa bỏ những giao dịch “ăn xổi” -  ông Tuấn nhận định.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) góp ý, cần tạo niềm tin của DN đối với Chính phủ rằng “nếu liêm chính sẽ được hưởng những gì”, cần cơ chế độc lập để DN có thể khuyến nghị nếu họ bị buộc phải có hành động liên quan đến tham nhũng. “Chính phủ phải song hành với DN để DN có thể đưa ra những quy định rõ ràng và cụ thể trong quản trị DN đảm bảo liêm chính và Chính phủ cần xây dựng được hệ thống để việc minh bạch, công bố thông tin của DN dễ dàng hơn” – đại diện WB góp ý.

Khuyến nghị hướng tới sáng kiến liêm chính giữa DN và Chính phủ tại Việt Nam, báo cáo đưa ra nhiều giải pháp như tăng cường hợp tác giữa Chính phủ và DN; hoàn thiện các quy định pháp luật để cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng tăng cường liêm chính; hỗ trợ DN xây dựng và hoàn thiện hệ thống tuân thủ, kiểm soát rủi ro/chống hối lộ. Đặc biệt, đại diện các DN và chuyên gia rất chú trọng đến giải pháp “giáo dục tính liêm chính cho thế hệ trẻ để xây dựng giá trị liêm chính cho thế hệ các nhà kinh doanh tương lai”. Đồng thời, xây dưng năng  lực cho cán bộ trong khu vực công để loại bỏ những hành vi lạm dụng quyền hạn “hành” hay gây nhũng nhiễu cho DN…

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI khẳng định: “Liêm chính là một trong những chuẩn mực để DN Việt Nam hội nhập trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế cho thấy, tham nhũng làm giảm hiệu quả hoạt động của DN. Trong đó, DN vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân. Do đó, thúc đẩy liêm  chính trong kinh doanh để DN phát triển, tương tác với nhau trên “đường ray” liêm  chính và sáng tạo”.

Ông Giles Lever - Đại sứ Anh tại Việt Nam: “Kết quả PCTN thời gian qua cho thấy, Việt Nam đã làm được nhiều hơn những gì đã nói, nhất là trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hạn chế những hành vi “bôi trơn”, hối lộ để DN đóng vai trò tích cực trong chống tham nhũng; xây dựng liêm chính để DN không còn là nạn nhân của tham nhũng mà thực sự là tác nhân trong chống tham nhũng. Từ đó hỗ trợ cho DN hoạt động”.

Ông Trần Văn Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp): “Sáng kiến này sẽ góp phần đưa nhiều quy định trong dự thảo Luật PCTN vào thực tế như tăng cường giáo dục liêm chính cho các giám đốc DN, nhất là các DNVVN, thế hệ trẻ (sinh viên trong các trường  liên quan đến các hoạt động tài chính, kinh doanh)”.

Ông Brook Horowitz – Tổng Giám đốc điều hành IBLF toàn cầu: “Chỉ số niềm tin của DN với Chính phủ là quan trọng nhất đảm bảo các sáng kiến liêm chính đạt hiệu quả. DN không muốn phải chi trả những khoản bất chính vì ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nên Chính  phủ cần những quy định xử phạt nghiêm minh, tăng cường hành pháp”.

Tin cùng chuyên mục

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Đọc thêm

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).