Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phòng vệ thương mại

PVTM cần coi là một yếu tố trong chiến lược phát triển DN.
PVTM cần coi là một yếu tố trong chiến lược phát triển DN.
(PLVN) - Xuất hàng sang nước bạn mới biết hàng nằm trong danh mục bị áp thuế phòng vệ thương mại ở mức cao nhất, container hàng sắp cập cảng mới biết hạn ngạch ưu đãi thuế quan dành cho ngành hàng đã hết - đó chỉ là 2 trong số rất nhiều câu chuyện cho thấy, nếu doanh nghiệp chưa đặt đúng vai trò của biện pháp phòng vệ thương mại thì sẽ… hụt hơi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Đối mặt với áp lực từ hàng hóa nhập khẩu

Việt Nam hiện đã tham gia 14 hiệp định thương mại tự do (FTA), 13 hiệp định đã có hiệu lực. Đây là một con số chứng tỏ mức độ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, mang lại nhiều lợi thế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam), thì “nhiều cơ hội nhưng thác thức không nhỏ”.

Bà Trang phân tích, thách thức trước hết chính là cạnh tranh trên thị trường nội địa. Rà soát cho thấy, các nguồn cung nhập khẩu (NK) hàng hoá vào Việt Nam cũng đồng thời là những nước bị kiện phòng vệ thương mại (PVTM) nhiều nhất trên thế giới. Ví dụ như Trung Quốc, nguồn NK lớn nhất vào Việt Nam đã bị kiện hơn 1550 vụ trong 25 năm (kể từ năm 1995). Rõ ràng rủi ro mà doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang phải chịu trước nguồn hàng hoá NK nước ngoài rất lớn.

Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn trên toàn cầu do dịch Covid, xu hướng bảo hộ thương ở toàn thế giới tăng lên, Việt Nam càng có nhiều lý do lo ngại. Nhất là những nguồn hàng dư thừa, tồn đọng sẽ chuyển sang Việt Nam theo nhiều cách. Bà Trang chia sẻ: “Rủi ro từ hội nhập đã bắt đầu được cảm nhận khá rõ ràng. Hàng hoá nhập vào Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh, họ bán phá giá để cạnh tranh, lâu dài gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế. Để đối phó, Tổ chức thương mại thế giới đã ghi nhận những công cụ giúp nền sản xuất nội địa chống lại những điều này, do đó, nhu cầu cần công cụ để bảo vệ nền sản xuất trong nước là rất cao”.

Ở chiều xuất khẩu (XK), hàng hóa Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép gia tăng từ các biện pháp PVTM. Theo số liệu từ Cục PVTM (Bộ Công Thương), số lượng các vụ kiện PVTM đối với hàng hóa XK của Việt Nam đang ngày càng tăng nhanh. Số liệu cho thấy, đến hết tháng 9/2020, Việt Nam đối mặt với 189 vụ kiện nhưng chỉ sau 15 ngày, đến giữa tháng 10/2020, số lượng vụ kiện đối với hàng hóa Việt Nam đã lên đến 193 vụ, đứng thứ 15 trên thế giới.

Cần coi phòng vệ thương mại như một chiến lược phát triển

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục PVTM, cho rằng không khó lý giải cho việc hàng hóa XK của Việt Nam bị gia tăng các vụ kiện PVTM bởi PVTM là biện pháp tồn tại trong thương mại quốc tế khá lâu. Những nước càng hội nhập, càng tự do hóa thương mại thì sẽ đối mặt với việc sử dụng các biện pháp PVTM ngày càng nhiều, kim ngạch XK tăng cao thì phải đối mặt với nhiều vụ việc là điều bình thường. Khi hàng hoá của Việt Nam được ưu đãi trong các FTA với mức độ cắt giảm thuế quan lớn thì doanh nghiệp Việt có lợi thế XK hơn các nước khác, năng lực sản xuất tăng lên để theo kịp tiến độ XK hàng hóa… càng gặp nhiều nguy cơ đối diện với PVTM.

Do đó, ông Dũng cho rằng, DN cần phải coi biện pháp PVTM là thực tế tất yếu phải đối mặt, phải đặt vấn đề PVTM là một phần trong chiến lược kinh doanh của mình. Bởi chính các vấn đề liên quan đến biện pháp PVTM cũng là một yếu tố góp phần bảo vệ sản xuất trong nước và nguyên liệu đầu vào.

Bà Trang cũng đồng tình khi khẳng định, các cơ quan nhà nước không thể coi PVTM như một mục tiêu để xây dựng nhưng DN thì cần phải xây dựng chiến lược PVTM, phải coi đây là một vấn đề quan trọng trong xây dựng chiến lược phát triển DN. Nếu không coi trọng vấn đề về PVTM, DN thường sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh, không chỉ ở thị trường XK mà còn ngay chính thị trường trong nước.

Đề cập đến việc DN phải có bộ phận chú trọng đến vấn đề PVTM, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục PVTM chia sẻ 2 câu chuyện liên quan đến việc DN xuất hàng đi và “chịu trận” hoàn toàn trước thông tin hàng hóa bị áp thuế NK cao. Đó là chuyện một DN chuyên XK túi không dệt, khi ký hợp đồng XK đi không kiểm tra các vấn đề liên quan đến PVTM, chỉ khi đến hải quan nước bạn mới biết mặt hàng này đang bị áp thuế PVTM với mức thuế cao nhất (35%). Một DN khác xuất hàng sang một nước châu Âu, khi hàng chuẩn bị cập cảng nước này mới biết mức thuế quan ưu đãi áp dụng cho mặt hàng của DN đã hết hạn ngạch ưu đãi.

“Đến khi có chuyện xảy ra, DN gọi cho Bộ Công Thương thì chúng tôi cũng không biết phải làm thế nào để giúp được bởi nếu các nước đã đưa ra những biện pháp PVTM thì Bộ cũng không thể can thiệp được. Đó chính là lý do buộc DN khi đã tham gia kinh doanh cần phải hiểu biết, nắm bắt được ngành nghề, sản phẩm mình kinh doanh, sản xuất luôn để ý đến các biện pháp PVTM với sản phẩm của mình để đối phó kịp thời” - bà Giang nói.

Đọc thêm

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán
(PLVN) - Trong quý I, tổng thu NSNN đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024 (thu NSTW đạt 35% dự toán; thu NSĐP đạt 38,4% dự toán).

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài 1: Thiết lập những chuẩn mực mới trong ngành xây dựng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường sân bay Long Thành.
(PLVN) -   Không chỉ là biểu tượng của tầm nhìn trong quy hoạch, ý chí và khả năng của Việt Nam, dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) còn là minh chứng sống động cho thấy hiệu quả của cải cách thể chế và sự phối hợp đa ngành, đa cấp trong điều hành phát triển hạ tầng quy mô lớn. Từ số báo này, PLVN khởi đăng loạt bài “Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam”.

Doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển: Phải kinh doanh có trách nhiệm và thượng tôn pháp luật

Đổi mới công nghệ là yêu cầu số 1 để nâng cao tính cạnh tranh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đóng góp đáng kể vào GDP, với khoảng 40 - 50% và có tiềm năng đạt 70% trong tương lai. Khối KTTN hiện đang tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội, với khoảng 85% tổng số việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chiếm đại đa số vẫn là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc lực lượng này phải vươn tầm, phát triển...

Gieo công nghệ, vun hợp tác vì tương lai xanh của nhân loại

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy (giữa) chủ trì phiên thảo luận cấp cao trong khuôn khổ Hội nghị P4G.
(PLVN) - Đây là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Đỗ Đức Duy tại phiên thảo luận cấp cao “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0: Hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm cho kỷ nguyên bền vững” trong khuôn khổ Hội nghị P4G diễn ra hôm nay - 17/4.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất 'Mô hình đổi mới sáng tạo mở' tại P4G

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh M. Hà)
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) diễn ra phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: “Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì.

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025
(PLVN) - Với 51,9% thị phần ngành sữa tươi và có 2 nhà máy đạt trung hòa carbon, Tập đoàn TH đã có những chia sẻ sâu sắc về tầm nhìn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025 , diễn ra từ ngày 15-17/4/2025, với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”, do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026. Ngày 16/4 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển Quốc gia Indonesia và làm việc với Đặc phái viên biến đổi khí hậu Italia, Thứ trưởng Bộ Sinh Thái và Môi trường Trung Quốc.

Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Phiên thảo luận Hợp tác thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Ảnh: MOST
(PLVN) -  Ngày 16/4 , tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh” - trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025). Diễn đàn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, độ mở cao nên dễ bị “tổn thương”; sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày hôm qua (15/4), thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.