'Đoán' nguy cơ cây xanh gãy đổ cách nào?

Ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội.
(PLVN) - Việc đánh giá cây xanh có nguy cơ gãy đổ thường dựa vào quan sát bên ngoài. Tuy nhiên, không ít cây bên ngoài xanh tốt nhưng gặp mưa gió lại bật gốc, gãy đổ.

Dấu hiệu nhận biết cây có nguy cơ gãy đổ

Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm cắt, sửa, chặt hạ cây xanh trên địa bàn 12 quận của TP Hà Nội. 

Theo ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội, việc nhận biết cây xanh có nguy cơ gãy, đổ có thể quan sát bằng mắt thường như cây nghiêng trên 45 độ, vết mục trên thân cây bán kính từ 20-30cm lan ra. 

Tuy nhiên, cũng không ít cây nhìn bên ngoài xanh tốt, khi gặp trận mưa to bị bật gốc hoặc gãy đổ mới phát hiện bị mục bên trong. Đây cũng là khó khăn của công tác quản lý cây xanh. 

“Nhiều máy móc hiện đại cũng chỉ kiểm tra được bên dưới, còn trên cành cao mục bên trong thì rất khó đánh giá. Hơn nữa, cây là thực thể sống, biến đổi hàng ngày, nó chịu tác động của thổ nhưỡng, quá trình thi công xây dựng, khí hậu... nên khó có thể kiểm soát độ an toàn như đánh giá một khối bê tông”, ông Mạnh cho biết.

Công ty cũng nhận đơn thư, phản ảnh của người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố về tình trạng cây xanh. Qua đó, công ty thường xuyên rà soát, cắt tỉa, thay thế cây để đảm bảo an toàn.

 Cắt sửa 20.000 cây bóng mát trước mùa mưa bão

Công ty thường có kế hoạch cắt tỉa cây từ Qúy 4 năm trước để chuẩn bị mùa mưa bão năm sau. Tính đến tháng 6/2020, công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội đã cắt sửa hơn 20.000 cây bóng mát.

Song song với việc cắt tỉa, công tác quản lý cây xanh trên địa bàn được thực hiện với 3 nội dung. Thứ nhất là tuần tra, khảo sát, phát hiện cây nghiêng, bị sâu mục, cây có biểu hiện bật gốc, cây chết…Thứ 2 là cắt tỉa cây thường xuyên theo từng tuyến phố, từng loại cây theo quy trình. Ngoài ra, còn tiếp nhận thường xuyên các đơn phản ánh của các cơ quan, tổ chức cá nhân về tình trạng cây, chất lượng cây.

Theo ông Mạnh, những năm trở lại đây, việc xử lý đơn thư, phản ảnh của người dân được chú trọng, không để trường hợp nào tồn tại, chậm xử lý, những cây nguy hiểm thì phối hợp với chính quyền các phường, các cấp ngành nếu phát hiện cây nguy hiểm. Điều này nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra tai nạn do cây gãy đổ.  Bên cạnh đó, TP Hà  Nội đã chỉ đạo công ty cắt sửa những cây lâu năm, cây dễ gãy đổ như xà cừ, muỗng... 

Giải pháp để tránh việc cây gãy, đổ trong mùa mưa theo ông Mạnh là kiểm tra chất lượng cây thường xuyên và cắt sửa thường xuyên cành những cành bị sâu, mục. Việc cắt tỉa cây sẽ làm thoáng hệ thống tán cây; cây không nặng gánh về tán sẽ giảm áp lực lên bộ rễ nên đảm bảo an toàn cũng như sự sinh trưởng của cây. 

Sẵn sàng phối hợp với các đơn vị, trường học

Ngoài cây xanh trên đường, Hà Nội còn rất nhiều cây ngõ ngách, khu tập thể, khuôn viên trường học. Theo quy định, cây trong khuôn viên tổ chức, cá nhân nào thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.

Đối với cây xanh trong trường học, không ít trường học số lượng cây cổ thụ, cây phượng được trồng phổ biến. Đánh giá về cây phượng, nhiều chuyên gia cây phượng có tuổi thọ chỉ khoảng 30 năm là già cỗi, có dấu hiệu sâu bệnh, thân bắt đầu mục rỗng. Nếu có điều kiện thuận lợi, cây chỉ có tuổi thọ kéo dài không quá 50 năm. 

Vậy có nên thay thế cây phượng hoặc cây cổ thụ trong các trường học? Theo ông Mạnh, điều này khó bởi với nhiều người cây xanh vừa là một bộ phận hạ tầng đô thị vừa là một bộ phận hạ tầng văn hóa xã hội, giá trị tâm linh, cảnh quan.

Về quy trình thay thế cây xanh, theo ông Mạnh phải tuân thủ quy trình chặt chẽ. Sau khi kiểm tra, cây bị mục ruỗng, công ty báo cáo lên Sở Xây dựng. Sau đó, Sở xây dựng báo cáo UBND TP. Đến khi UBND TP có ý kiến việc thay thế cây xanh mới được thực hiện. 

Mấy ngày qua, việc cây phượng bật gốc trong sân trường ở TP HCM, Đăk Lăk khiến nhiều người lo lắng. "Theo quy định, cây xanh trong trường do nhà trường quản lý. Tuy nhiên, công ty sẵn sàng phối hợp, tư vấn với các tổ chức, đơn vị, cá nhân về việc tư vấn, cắt sửa cây để tránh những tai nạn đáng tiếc do cây gãy đổ", ông Mạnh cho biết. 

Cũng theo vị Phó Tổng Giám đốc, các trường tùy vào điều kiện cụ thể nên có kế hoạch cắt sửa thường xuyên và phối hợp với các cơ quan chuyên môn để chăm sóc, cắt sửa cây trong nhà trường.

Đọc thêm

Hết nắng nóng, Bắc Bộ đón không khí lạnh vào cuối tuần này

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo, khoảng ngày 25/3 khu vực Bắc Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh. Không khí lạnh gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển, ngoài ra hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống trên phạm vi toàn quốc...

Thảo Cầm viên Sài Gòn trả lan rừng về với thiên nhiên

Dự án “Đưa hoa lan rừng về với thiên nhiên” nhằm đảm bảo việc khai thác và bảo tồn lan rừng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (ảnh Ngọc Mai)
(PLVN) -  Sáng ngày 21/3, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, hơn 2,5 tấn lan rừng đã được trả về với thiên nhiên. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án nhằm bảo tồn lan rừng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn và các đơn vị hợp tác.

Tiên Du (Bắc Ninh): Người dân kêu khổ vì điểm tập kết rác gây ô nhiễm

Tiên Du (Bắc Ninh): Người dân kêu khổ vì điểm tập kết rác gây ô nhiễm
(PLVN) - Điểm tập kết rác thải sinh hoạt nằm ngay cạnh đường tỉnh lộ 287, dẫn vào thôn Đông Sơn (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Người dân lưu thông qua đây và các khu dân cư ở gần đang ngày đêm phải hứng chịu tình trạng bãi rác bốc mùi hôi thối, khói bụi, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng sống.

Công viên lớn nhất Nghệ An xin thả đàn cá sấu

Đàn cá sấu hơn chục con được nuôi trong công viên Trung tâm thành phố Vinh
(PLVN) - Đàn cá sấu hơn chục con được nuôi trong công viên Trung tâm thành phố Vinh đang có dấu hiệu xuống cấp. Công ty quản lý công viên đã kiến nghị cơ quan chức năng tìm nơi thả cá sấu về môi trường tự nhiên, nhưng hơn 2 năm qua vẫn chưa có kết quả.

Hạnh phúc khi cống hiến vì thiên nhiên Việt Nam

Nguyễn Mạnh Hà tham vấn chính sách, đề xuất các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trong bối cảnh bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về phục hồi hệ sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính và đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm. Để biến cam kết thành hành động, những người làm công tác bảo tồn, bảo vệ thiên nhiên có vai trò cực kỳ thiết yếu. Những cống hiến của họ có thể thầm lặng nhưng kiên trì, bền bỉ; dù gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn tràn đầy niềm tự hào và hạnh phúc.

Thúc đẩy hành động bảo vệ các dòng sông ô nhiễm

Nhiều dòng sông tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng trong nhiều năm nay. (Ảnh Hà Nội Xanh)
(PLVN) - Nhiều dòng sông ở nước ta đã và đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Thực trạng này yêu cầu những quyết sách mạnh mẽ hơn từ các cơ quan chức năng và sự phối hợp thực thi từ chính quyền cũng như các bên liên quan.