Điều tra đường dây mua bán bộ phận cơ thể người chết: Những con số giật mình

Chu trình của một bộ phận cơ thể được hiến tặng.
Chu trình của một bộ phận cơ thể được hiến tặng.
(PLO) - Ở hầu hết các bang của Mỹ, bất cứ ai cũng có thể mua bán các phần của cơ thể người. Một nhà môi giới thậm chí đã bán cho phóng viên hãng Reuters một đoạn xương sống cổ và 2 chiếc đầu người chỉ sau vài email trao đổi qua lại.

Mua bán chỉ qua email

Thông qua những cuộc phỏng vấn và các tài liệu được công khai, Reuters đã xác định được Nam Nevada và 33 công ty môi giới thi thể người khác hoạt động trên khắp nước Mỹ trong 5 năm trở lại đây. 25 trong số 34 công ty này (gần 74%)  là những doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, số còn lại là phi lợi nhuận.

Trong đó, chỉ trong vòng 3 năm, một nhà môi giới hoạt động vì lợi nhuận đã kiếm được ít nhất 12,5 triệu USD từ hoạt động mua bán các bộ phận cơ thể người. Do chỉ có 4 bang của Mỹ giám sát chặt việc hiến tặng và buôn bán nên quy mô thực sự của thị trường này là điều chưa được làm rõ. 

Có điều, dữ liệu thu thập được từ các hồ sơ pháp lý được công khai ở 4 bang có theo dõi chặt các hoạt động trên là New York, Virginia, Oklahoma và Florida đã cho thấy phần nào vấn đề. Reuters ước tính rằng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, các nhà môi giới các bộ phận cơ thể người đã nhận được ít nhất 50.000 thi thể và đã bán đi hơn 182.000 bộ phận.

Giấy phép về các vụ mua bán được lưu trữ lại trong hồ sơ của lực lượng chức năng ở Florida và Virginia đã cho thấy cách thức những bộ phận thi thể đó được sử dụng: năm 2013, một lô hàng bao gồm 27 vai người được chuyển tới Florida để phục vụ cho một hoạt động đào tạo chỉnh hình; năm 2015, một lô hàng bao gồm 5 cánh tay được chuyển tới một hội thảo về hội chứng ống cổ tay ở Virginia. 

Cũng giống như các loại hàng hóa khác, giá của thi thể và các bộ phận cơ thể người cũng biến động theo tình hình thị trường. Nhưng, nhìn chung, một người môi giới có thể bán một thi thể được hiến tặng với mức giá từ 3.000 USD tới 5.000 USD, dù đôi khi số tiền mà họ thu về có thể lên đến 10.000 USD. Song, thông thường, người môi giới sẽ chia thi thể thành 6 phần để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các tài liệu nội bộ từ 7 nhà môi giới cho thấy giá của các bộ phận cơ thể người cũng rất khác nhau: 3.575 USD cho phần thân có chân, 500 USD cho phần đầu, 350 USD cho một bàn chân và 300 USD cho phần cột sống. 

Vì tính chất hoạt động nên những người môi giới thi thể cũng thường liên hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp tang lễ. Theo Reuters, hãng tin này đã xác định được 62 nhà cung cấp dịch vụ lễ tang đã có những thỏa thuận kinh doanh theo kiểu đôi bên cùng có lợi với những bên môi giới buôn bán thi thể. 

Theo các thỏa thuận như vậy, nhà tang lễ đồng ý cho bên môi giới tiếp cận những người có tiềm năng sẽ hiến thi thể. Đổi lại, bên môi giới sẽ phải trả phí giới thiệu cho những người làm dịch vụ lễ tang, mức giá dao động từ 1.430 USD. Những khoản thanh toán này khiến bên cung cấp dịch vụ lễ tang có được thu nhập khi phục vụ những gia đình thậm chí không có khả năng làm một đám tang đơn giản cho người thân của họ. 

Bảng “giá” một số bộ phận cơ thể.
 Bảng “giá” một số bộ phận cơ thể.

Tuy nhiên, việc này cũng có thể tạo ra xung đột lợi ích khi khuyến khích những nhà tang lễ động viên người thân của người chết xem xét hiến tặng thi thể, mà đôi khi họ không hiểu được hết những việc có thể xảy đến với thi hài. Một số người cung cấp dịch vụ thậm chí còn biến việc hiến tặng thi thể trở thành một phần trong hoạt động của họ.

Ví dụ, tại Oklahoma, chủ 2 nhà tang lễ đã đầu tư 650.000 USD vào một công ty khởi nghiệp chuyên môi giới thi thể. Tại Colorado, một gia đình đang điều hành một nhà tang lễ cũng duy trì một công ty chuyên phân thi thể và bán đi ở ngay cùng tòa nhà. 

Luật còn quá lỏng lẻo

Khi một thi thể được hiến tặng, tại Mỹ hiện có rất ít bang có các quy định về việc sử dụng hay phân tách thi thể đó, hay cung cấp cho người thân của tử thi hiến tặng các quyền đối với thi thể. Do đó, các thi thể và bộ phận cơ thể có thể bị mang ra mua, bán, cho thuê hết lần này đến lần khác. Kết quả là, rất khó để theo dõi thi thể của những người hiến tặng trở thành gì. 

Năm 2004, một ủy ban y tế liên bang của Mỹ đã kêu gọi chính phủ liên bang ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động này nhưng không thành công. Kể từ đó, trên khắp nước Mỹ, hơn 2.357 phần thi thể người đã được các nhà môi giới thu từ ít nhất 1.638 người đã bị sử dụng sai mục đích, bị lạm dụng hoặc bị báng bổ, theo Reuters. 

Những con số này được đưa ra từ việc phân tích các tài liệu của tòa án, cảnh sát, các vụ phá sản và tài liệu nội bộ của các công ty môi giới. Con số trên được cho là còn thấp hơn nhiều so với thực tế bởi các hoạt động liên quan không hề được giám sát. 

Các hành động điển hình có thể kể đến như thi thể được sử dụng mà không được sự đồng ý của người thân hay người hiến tặng, người hiến tặng bị dẫn dắt khiến họ hiểu sai về việc thi thể của họ sau khi được hiến sẽ được sử dụng như thế nào, thi thể bị phân tách bằng cưa thay vì dụng cụ y tế, thi thể được bảo quản trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh dẫn đến bị phân hủy hay thi thể bị vứt vào lò đốt y tế thay vì được hỏa táng một cách phù hợp.

Hầu hết những nhà môi giới đều sử dụng một thứ ngôn ngữ đặc biệt để miêu tả việc làm cũng như cách thức kiếm tiền của họ. Ví dụ, họ sẽ gọi các bộ phận thi thể người là “mô”, và họ cũng ghét thuật ngữ “công ty môi giới thi thể” mà thích được gọi là những “ngân hàng mô không cấy ghép”. Và, hầu hết đều khẳng định họ không “bán” các bộ phận cơ thể người mà chỉ là tính “phí” với các dịch vụ mà họ cung cấp. 

Tuy nhiên, những từ mà họ dùng lại đi ngược lại với các tài liệu mà Reuters thu được, trong đó có các hồ sơ của tòa án cho thấy rõ những người môi giới luôn xác định giá trị tiền tệ cùng với thi thể được hiến tặng. 

Ví dụ, trong hồ sơ phá sản, một nhà môi giới thi thể đã nêu rõ các bộ phận cơ thể là tài sản. Một con nợ khác cũng liệt kê tài sản không chỉ bao gồm bàn ghế, máy tính mà còn cả xương sống, đầu và các bộ phận cơ thể khác. Nhà môi giới bị phá sản này ước tính giá trị của những bộ phận cơ thể của công ty là khoảng 160.900 USD. 

“Không có giá trị thật. Đó là món quà vô giá mà những người đã khuất để lại và chúng ta thực sự phải tôn trọng điều đó”, ông Thomas Champney, giáo sư về giải phẫu cơ thể, đang giảng dạy môn đạo đức sinh học ở trường Đại học Miami, nói.

Hồi tháng 12/2016, Reuters công bố thông tin cho biết, hơn 20 thi thể của những người  hiến tặng cho một nhà môi giới ở bang Arizona đã được sử dụng trong những thí nghiệm thuốc nổ của quân đội Mỹ mà không được sự đồng thuận của người thân của người quá cố. 

Trong khi đó, trong văn bản đồng thuận, một số người hiến tặng hoặc gia đình của họ đã ghi rõ việc phản đối các thí nghiệm quân sự trên thi thể được tặng. Người thân của những người bị mang ra thử nghiệm trong các năm 2012 và 2013 chỉ nhận được thông tin từ phóng viên Reuters. 

Hay trong một vụ việc khác, nhà môi giới thi thể Arthur Rathburn ở Detroit vào tháng 1/2018 phải ra hầu tòa vì tội lừa đảo, liên quan đến cáo buộc ông ta đã cung cấp cho các bác sỹ những bộ phận cơ thể người bị nhiễm virus viêm gan và HIV để các bác sỹ sử dụng trong các hội thảo đào tạo. 

Reuters cho rằng, dù có những dấu hiệu cảnh báo nhưng các quan chức ở cả cấp bang và liên bang vẫn đã không có biện pháp phù hợp để ngăn chặn hoạt động của Rathburn trong suốt hơn 1 thập kỷ, để hắn có thể tiếp tục thu mua hàng trăm bộ phận cơ thể rồi mang đi cho thuê lấy lời. Dựa trên số lượng những nhà môi giới hiện hoạt động ở Mỹ, các học giả và những người có hiểu biết về hoạt động môi giới thi thể nói rằng việc tiến hành thanh tra thường xuyên các cơ sở và xem xét kỹ các văn bản đồng thuận hiến tặng cơ thể sẽ không tạo ra gánh nặng với chính phủ. 

“Việc soạn được một luật thống nhất ở các bang để yêu cầu những người thu thập, phân phối và sử dụng thi thể người phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất về sự minh bạch, có thể theo dõi và được quản lý là không khó”, bà Christina Strong, luật sư ở New Jersey đã cùng soạn bộ tiêu chuẩn đã được hầu hết các bang ở Mỹ thông qua đối với hoạt động cấy ghép tạng, nói. 

Nhưng, nếu không có luật như vậy, sẽ không có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm. “Chẳng ai giám sát. Chúng ta thậm chí quản số rau diếp trên cả nước còn chặt hơn điều chỉnh việc người ta sử dụng đầu người”, ông Todd Olson, giáo sư về giải phẫu cơ thể và cấu trúc sinh học ở trường Y dược Albert Einstein thuộc Đại học Yeshiva, thậm chí nói.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.