Điều kỳ thú quanh tấm vải lanh của phụ nữ người Mông

Ở Lùng Tám, dệt lanh góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Ở Lùng Tám, dệt lanh góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
(PLO) - Các sản phẩm thổ cẩm, vải lanh của người Mông ở cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) có nhiều họa tiết rất đặc sắc, tinh xảo. Để có những bộ váy áo đẹp đi chơi tết, tham gia các ngày hội văn hóa lớn, người phụ nữ Mông phải mất cả năm trời trồng lanh để thêu dệt. Các sản phẩm làm từ vải lanh luôn tạo nên sự tinh tế, cuốn hút khách du lịch.

Trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), người Mông được chia thành 5 nhóm chính, như Mông trắng, Mông đỏ, Mông xanh, Mông đen và Mông hoa. Họ có đời sống văn hóa tinh thần cực kỳ phong phú, nhất là việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống. Trang phục của người Mông là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên như cỏ cây, hoa lá… Bởi chất liệu trong trang phục của họ chính là sợi lanh. Có lẽ vì thế nên trang phục thổ cẩm của người Mông luôn bền chắc, tạo nên sự lôi cuốn kỳ lạ. Sắc màu văn hóa thổ cẩm sẽ được tô đậm trong những ngày hội văn hóa lớn như chợ tình Khâu Vai, lễ hội hoa tam giác mạch hoặc các buổi chợ phiên…

Đường đến với cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang quanh co ngút ngát, càng lên cao khí hậu càng lạnh. Theo con đường Hạnh Phúc đến với cao nguyên đá Đồng Văn là những dãy núi trùng trùng điệp điệp. Trên đường đi, bà con người Mông họ thường mang vải lanh phơi khô ở mặt đường. Những tấm vải lanh dài màu trắng nhưng ẩn chứa đằng sau đó lại là công sức, sự tỉ mỉ, nhẫn nại... Bà con đồng bào Mông họ vẫn ưa chuộng vải lanh vì nó bền, chắc, nhất là khi may thành váy, áo… 

Để đến được các bản làng, khám phá cách dệt thổ cẩm của người Mông, chúng tôi phải đi theo những con đường mòn gập ghềnh đá núi. Trên đường đi chúng tôi vẫn thấy những vườn lanh mọc dài, tạo nên sự tò mò. Bà Sùng Thị Dia (62 tuổi) người ở cao nguyên đá Đồng Văn chia sẻ: “Từ khi sinh ra tôi đã thấy cây lanh rồi. Đối với người phụ nữ Mông, hầu như ai cũng biết trồng lanh để dệt vải. Vải lanh mặc rất mát mẻ vào mùa hè, tạo nên sự ấm áp vào mùa đông. Ngoài ra vải lanh còn được sử dụng để làm khăn trải bàn, khăn trải giường, túi, vải bọc trang trí…”.   

Du khách nước ngoài mặc đồ thổ cẩm ở Lùng Tám.
Du khách nước ngoài mặc đồ thổ cẩm ở Lùng Tám.

Đối với những người phụ nữ Mông, sau khi thu hoạch ngô xong, những lúc rảnh rỗi, thanh nhàn, họ lại se lanh để dệt vải. Người ta đánh giá độ khéo léo của người phụ nữ Mông chính là ở các sản phẩm làm ra từ thổ cẩm. Riêng các cô gái Mông, trong ngày tết, những bộ váy thổ cẩm mới sẽ được đem ra để mặc. Trong nắng xuân rực rỡ, các cô gái Mông sẽ được thỏa sức khoe bộ váy thổ cẩm của mình.

Mùa xuân ở vùng cao thật rực rỡ khi có hoa đào, hoa mận, và có cả những bộ váy thổ cẩm của các cô gái Mông xinh đẹp. Thổ cẩm từ vải lanh, không chỉ là cái riêng của một dân tộc, mà nó đã trở thành nét đẹp chung cho cộng đồng. Các cô gái ở dưới xuôi lên cao nguyên đá Đồng Văn, ai cũng muốn khoác lên mình những bộ váy áo Mông sặc sỡ sắc màu để chụp ảnh, hoặc tìm đến các bản làng để mua thổ cẩm. Nhờ sắc màu thổ cẩm nên cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành trung tâm du lịch lớn của tỉnh. Một trong những nơi thu hút đông đảo khách du lịch đến với cao nguyên đá Đồng Văn, đó là làng nghề dệt thổ cẩm xã Lùng Tám huyện Quản Bạ. 

Đến Lùng Tám, du khách sẽ rất bất ngờ khi bắt gặp những hình ảnh các cô gái hay những người phụ nữ Mông ngồi dệt vải. Thấy chúng tôi đứng chăm chú ngắm nghía, nghệ nhân Vàng Thị Mai chào đón khách và giới thiệu về các sản phẩm của làng mình. Theo lời bà Mai, Lùng Tám từ lâu đã nổi tiếng với làng nghề dệt thổ cẩm. Nguyên liệu chính là sợi lanh và hoàn toàn làm bằng thủ công, chưa có sự cam thiệp của máy móc. Bà Mai tâm sự: “Ở đây con gái Mông không biết dệt thổ cẩm thì khó lấy chồng đấy. Dân bản có câu: Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/ Vợ hay không biết thêu lanh thành tồi. Ở đây đến tuổi trưởng thành, con gái Mông ai cũng có một mảnh vườn để trồng lanh, khoảng hai tháng là tước sợi được rồi, bắt đầu dệt vải chờ mang về nhà chồng”. 

Đối với người Mông, ngày cưới nàng dâu sẽ phải tặng cho bố mẹ chồng một bộ váy áo do chính mình thêu dệt. Vải lanh còn gắn liền với đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Mông. Khi người phụ nữ qua đời, họ sẽ chôn cùng một bộ váy áo Mông, nếu không thì tổ tiên sẽ không nhận ra. Trong các nghi lễ cúng giải hạn, cúng bảo vệ gia đình, người Mông cũng đều dùng vải lanh. Như vậy, vải lanh không chỉ là vật dụng để may mặc, che thân mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng.

Quy trình tạo ra một tấm thổ cẩm của người Mông cũng lắm công phu. Tất cả phải trải qua 41 công đoạn, đầu tiên là tách vỏ lanh, sau đó dùng sức khỏe để kéo sợi lanh. Công đoạn này tuyệt đối phải kéo cho các sợ lanh đều nhau và không được đứt nửa chừng. Sau đó, những bó vỏ lanh được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, rồi cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh đã trắng, mềm hơn, tiếp đó là lúc những phụ nữ người Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình. 

Vẽ sáp ong trên vải là một kỹ thuật vô cùng công phu và rất độc đáo của người Mông Lùng Tám. Tấm vải lanh sau khi được dệt xong, nghệ nhân sẽ dùng sáp ong để vẽ trên đó những họa tiết mà mình ưng ý. Sau khi vẽ xong cả tấm vải, người ta bắt đầu nhuộm chàm. Phần sáp ong không thấm màu cho nên khi sáp ong tan ra sẽ để lại hình hoa văn trên vải.

Vải lanh Lùng Tám có màu nhuộm tự nhiên từ cây, củ, lá trong rừng nên không mang vẻ rực rỡ mà đằm thắm như cây rừng. Không chỉ dùng may khăn quàng cổ, túi xách, áo váy mà lanh Lùng Tám còn được dùng để trang trí, làm tranh treo tường. Nghệ nhân Vàng Thị Mai tự hào: “Thổ cẩm là báu vật của Lùng Tám, khắp vùng cao Hà Giang, chỗ nào người Mông sinh sống, ở đó có thổ cẩm nhưng để sản phẩm thổ cẩm được gìn giữ, phát huy và tỏa sáng thì hiện chỉ duy nhất ở Lùng Tám làm được”. Theo lời bà Mai, những sản phẩm của Lùng Tám làm ra phần lớn dành cho xuất khẩu, các khách sạn sang trọng, văn phòng hành chính lớn đều đặt hàng nên mỗi sản phẩm có giá vài trăm nghìn đồng cho đến vài nghìn đô la.

Hiện nay nghề dệt thổ cẩm ở Lùng Tám đang góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho phụ nữ ở địa phương. Các sản phẩm của làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã xuất khẩu đi nước ngoài. Các sản phẩm của làng nghề chính là tinh hoa văn hóa của dân tộc, rất cần được đầu tư và bảo tồn. Làng nghề chính là nơi quảng bá sản phẩm cho du khách đến với cao nguyên đá Đồng Văn, điều này sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.

Đọc thêm

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu vùng biên giới Tây Ninh

Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu vùng biên giới Tây Ninh
(PLVN) -  Lợi dụng địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp và tiếp giáp với nước bạn Campuchia, các loại tội phạm buôn lậu hoạt động phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới các tỉnh Tây Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp .

TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.
(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.