Điều kiện để tha tù trước thời hạn theo quy định mới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Theo thông tin mới đây từ Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII - Bộ Công an) thì dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, Nhà nước không tổ chức đặc xá đối với phạm nhân. Thay vào đó, cơ quan chức năng sẽ chính thức áp dụng Đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện từ ngày 1/1/2018.

Tiết kiệm mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng tiền ngân sách 

Theo Đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Công an sẽ phối hợp với TANDTC và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện thường xuyên theo quý (mỗi năm ba lần). Việc triển khai căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng Thẩm định hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng.

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chính sách hình sự mới hết sức nhân đạo được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 nhằm thực hiện chủ trương “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội” đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 

Về bản chất, tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc cho phép người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện theo quy định được quay trở về với cộng đồng để cải tạo, sửa chữa lỗi lầm với sự giúp đỡ, giám sát của gia đình, các cơ quan, đoàn thể xã hội và họ phải tuân thủ một số nghĩa vụ nhất định. Nếu vi phạm các nghĩa vụ đến một mức độ nào đó thì Tòa án sẽ hủy bỏ việc tha trước thời hạn và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành. 

Với Việt Nam thì đây là chế định mới nhưng trên phạm vi thế giới thì có rất nhiều nước đã áp dụng từ rất lâu do những mặt tích cực mà nó đem lại. Cụ thể, quy định này một mặt tạo điều kiện cho người bị kết án phạt tù có cơ hội được cải tạo trong môi trường bình thường, qua đó hạn chế những tác động tiêu cực do việc giam giữ mang lại, tạo thuận lợi cho việc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng của họ. Mặt khác, với các điều kiện thử thách chặt chẽ đặt ra cho người được tha tù trước thời hạn sẽ có tác dụng giáo dục họ sống có trách nhiệm, có kỷ luật, tăng quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội, qua đó bảo đảm hiệu quả trong việc phòng ngừa tái phạm. 

Không những thế, biện pháp này khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, các đoàn thể xã hội trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tham gia giám sát, giáo dục, phục hồi người được tha tù trước thời hạn, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác thi hành án của Nhà nước ta, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước liên quan đến công tác quản lý, giám sát, chế độ ăn ở, sinh hoạt, học tập của phạm nhân. Đặc biệt, với việc áp dụng chế định này, hàng năm sẽ một lượng lớn phạm nhân được trả tự do và do đó, giúp giảm bớt tình trạng quá tải trong các cơ sở giam giữ hiện nay, qua đó cải thiện các điều kiện sinh hoạt cho người đang chấp hành án phạt tù. 

Căn cứ điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện và số lượng phạm nhân hiện đang quản lý, dự kiến số người sẽ được tha tù trước thời hạn có điều kiện sau hai năm thực hiện là khoảng gần 20.000 người. Với số lượng người được tha tù trước thời hạn có điều kiện dự kiến như trên, trung bình mỗi đơn vị hành chính cấp xã sẽ quản lý từ 2 - 3 người được tha tù trước thời hạn.

Theo tính toán, chi phí trung bình mỗi năm cho một phạm nhân khoảng gần 10 triệu đồng. Vì thế, việc thực hiện Đề án trên sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm và giảm nhu cầu biên chế hơn 3.000 cán bộ, chiến sĩ của các cơ sở giam giữ. 

Điều kiện để được tha tù trước thời hạn 

Cũng theo Đề án, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được hưởng các quyền cơ bản của công dân (trừ những quyền mà Tòa án đã hạn chế hoặc tước bỏ trong bản án đã tuyên đối với từng người và các nội dung trong quy định bắt buộc đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện). 

Người được tha thù trước thời hạn có điều kiện phải chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, giám sát và giáo dục người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của UBND cấp xã; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi cư trú và người được cơ quan có thẩm quyền phân công quản lý, giáo dục. Điều kiện để phạm nhân được tha tù trước thời hạn được quy định tại Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Theo đó, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau: Phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; có nơi cư trú rõ ràng; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí; đã chấp hành được ít nhất là 1/2 mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn. 

Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là 1/3 mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn. 

Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định không áp dụng việc tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp: Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII (tội về xâm hại an ninh quốc gia) Chương XXVI (tội phạm phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh); người bị kết án 10 năm tù trở lên đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người, 7 năm tù trở lên đối với các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và sản xuất trái phép, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy... 

Mặc dù chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện mới được đưa vào Bộ luật Hình sự năm 2015 nhưng đây không phải là vấn đề mới đặt ra trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách hình sự. Trong khi xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 (Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009), chế định này cũng đã được đề xuất để đưa vào dự thảo Luật. Tuy nhiên, do phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, bổ sung một số điều nên chưa được đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009. 

Quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện tại Bộ luật Hình sự năm 2015 là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài, kỹ lưỡng về luật pháp, kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng của các nước như Nhật Bản, Australia, Thái Lan, Mỹ... cũng như đánh giá điều kiện thực tế của Việt Nam để bảo đảm tính khả thi, phù hợp, đánh giá với các chế định hiện hành về miễn, giảm hình phạt tù, đặc xá để tránh chồng chéo. Quá trình xây dựng quy định này cũng được sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước, sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành hữu quan, nhất là Bộ Công an.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp: “Không phải dịp Quốc khánh nào cũng đặc xá, thông thường đặc xá là những năm chẵn. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 quy định sẽ tiến hành thực hiện việc tha tù trước thời hạn có điều kiện. Đó là những đối tượng chấp hành án tốt trong trại giam sẽ được tha tù trước thời hạn về thi hành tại nơi cư trú. Số người được tha tù trước thời hạn cũng tương tự như đặc xá. Có thể hiểu tha tù trước thời hạn tức là thay đổi hình thức chấp hành án, phạm nhân vẫn đang chấp hành án, nhưng không phải trong tù mà chấp hành án tại nơi cư trú. Tuy nhiên, quy định mới này thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. 

Phó Trưởng phòng Phòng Pháp luật hình sự (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp) Lê Thị Hòa: Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Bộ luật Hình sự năm 2015 chính là tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Đề án Thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện. Thời điểm Bộ Tư pháp giúp Chính phủ xây dựng dự thảo Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng là thời điểm Bộ Công an xây dựng Đề án này, do đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Công an trong quá trình xây dựng Đề án để bảo đảm sự thống nhất, phù hợp của Đề án với quy định của Bộ luật Hình sự, đặc biệt là liên quan đến điều kiện tha tù trước thời hạn, thẩm quyền, cơ chế, trình tự, thủ tục áp dụng,... 

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp mới, do đó, để áp dụng có hiệu quả trên thực tế sẽ có nhiều vấn đề cần phải giải quyết như xây dựng bộ máy tổ chức thực thi, cơ chế quản lý, giám sát, giáo dục tại cộng đồng đối với người được tha tù trước thời hạn; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc quản lý, giám sát, giáo dục người được tha tù trước thời hạn; xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý; tổ chức thực thi trong toàn quốc... Về lâu dài, hiệu quả của việc áp dụng quy định này là rất lớn, nhưng bước đầu để thực hiện những công việc này, cũng cần đầu tư nguồn kinh phí đáng kể.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.