Điều ít người biết về 'ông trùm' sản xuất hài đất Bắc

Đạo diễn Phạm Đông Hồng
Đạo diễn Phạm Đông Hồng
(PLO) -Khi nàng xuân nhẹ gót phiêu bồng qua từng ngôi nhà, “ông lớn” sản xuất băng đĩa hài Thăng Long lại hối hả “chạy marathon” tung ra thị trường những “át chủ bài” hài độc đáo. Hàng loạt phim hài Tết: Râu quặp, Cả Ngố, Tiền ơi, Chôn Nhời… đã “đốn tim” người yêu tiếng cười suốt hơn 20 năm qua. Nhưng ít ai biết được, “cha đẻ” “sản xuất” ra tiếng cười ấy là đạo diễn tài năng Phạm Đông Hồng. 

“Cha đẻ” hàng trăm tiểu phẩm hài

Sở dĩ, đạo diễn Phạm Đông Hồng được mệnh danh là “ông trùm sản xuất” hài đất Bắc bởi ông sở hữu tài sản “khủng” với gần 300 tiểu phẩm hài. Ông đến với nghề “sản xuất tiếng cười” như một cơ duyên.

Vốn yêu thích nghề quay phim, chụp ảnh, lại được học bài bản tại Đại học Sân khấu Điện ảnh khóa đầu tiên năm 1980, ông được bạn bè nể phục vì sự đam mê và sáng tạo. Ít ai biết, ông từng là phó đạo diễn bộ phim nổi tiếng “Số Đỏ” năm 1987 khi mới chân ướt chân ráo ra trường. Thời ấy, điện ảnh Việt Nam mới chỉ làm phim nhựa, ông là người tiên phong theo dòng phim video mặc dù được đào tạo để làm phim nhựa. 

Những phim “mì ăn liền” gắn với tên tuổi các diễn viên Lý Hùng, Diễm Hương, Hai Nhất, Lý Huỳnh… đều có bóng dáng ông đứng đằng sau. Bởi những năm đó ông đang làm trưởng phòng sản xuất - kinh doanh của Video Việt Nam và làm trưởng đại diện tại phía Nam.

Là người sáng tạo, dám đương đầu thử thách, ông cũng là người đầu tiên thành lập Trung tâm CD - VCD thuộc Hồ Gươm Audeo-Video, tách khỏi hệ thống bao cấp, tự hạch toán kinh doanh, đây là tiền thân Công ty CP Nghe nhìn Thăng Long. Sau hai năm vất vả trên thương trường, công ty ông đã khẳng định đẳng cấp của mình khi tung ra hàng loạt đĩa nhạc chất lượng, được thị trường đón nhận nồng nhiệt. 

Trong một lần đón Tết, ông chợt nhận thấy, bà con đang thiếu vắng những tiếng cười ròn rã, sảng khoái. Và ý định làm đĩa hài xuân lóe lên.

Ông “tổng động viên” trí tuệ, công sức cá nhân và anh em trong Trung Tâm nhỏ bé để sáng tạo ra đĩa hài. Năm 1993, ông tung ra phim hài đầu tiên trên đất Bắc có tên là “Râu quặp” với sự tham gia của các nghệ sĩ trong đó có danh hài: Quốc Anh, Xuân Bắc, Vân Dung... “Nắng hạn gặp mưa rào”, “Râu quặp” làm “khuynh đảo” thị trường. Những người yêu tiếng cười xếp thành hàng dài chờ mua “Râu quặp”.

“Thừa thắng xông lên”, cứ mỗi khi nàng xuân nhẹ gót vào thăm từng ngôi nhà là “ông trùm hài” tung ra hàng loạt đĩa hài gây tiếng vang như: “Dởm”, “Xuân Hinh”, “Tiền ơi”, “Giấc mơ của Chí Phèo”, “Không hề biết giận”, “Cả Ngố”, “Trẻ con không ăn thịt chó”, “Thị Hến kén chồng”, “Cụ tổ hiển linh”, “Chôn nhời”, “Quan trường - Trường Quan”, “Thần kê - Thánh cẩu”…Và Tết năm 2017, đạo diễn tiếp tục tung 3 đĩa hài nữa là: “Chôn nhời 4”, “Bờm”, “Enter”. 

Lỗ kinh tế, lãi tinh thần

Tìm một kịch bản phim hay đã khó, tìm một kịch bản hài có thể “đốn tim” người yêu tiếng cười còn khó hơn rất nhiều. Có những thời điểm vì không có kịch bản, Công ty Thăng Long tổ chức cả cuộc thi viết nhưng khi tổng kết vẫn không thể tìm ra được một cái ưng ý để làm phim. 

Để có kịch bản “gối đầu”, cứ kết thúc đợt phim năm trước, vào những ngày đầu năm, khi mọi người đi vui xuân, ông Hồng đã ngồi nghĩ ý tưởng hài. Tiếng cười trong các phim hài của ông thường phê phán một hiện tượng, sự việc tiêu cực nào đó trong đời sống xã hội năm đó qua lăng kính hài hước.

Dù là những đĩa hài mang lại tiếng cười cho mọi người nhưng nhiều khán giả vẫn muốn thưởng thức các sản phẩm nghệ thuật ấy một cách có văn hóa, ý nghĩa. Hiểu điều đó, ông luôn trau chuốt từng chi tiết hài. 

Hàng loạt sự kiện “nóng” trong dư luận trong năm 2016, nào là chuyện “Chọn cá hay sắt?”, truyện kinh doanh những thực phẩm bẩn, chuyện đổ chất thải sang nhà hàng xóm, chuyện xây chuồng gà và dọn rác cũng phải đi xin phép, chuyện đa cấp… sẽ được “kể lại” trong các phim hài Tết 2017: “Chôn nhời 4”, “Bờm”, “Enter”. 

Đạo diễn Phạm Đông Hồng kể: “Để có sức hút, phim hài Tết cần có kịch bản thật hay, vì thế nhiều năm nay, tôi chú trọng vào khâu kịch bản cho phim Tết. Có những năm tôi nghĩ kịch bản từ sau khi nghỉ Tết, có sự kiện gì hay, tôi ghi chú ra sổ để mình không bị “sót” các sự kiện hay trong năm”.

Sản phẩm hài của ông, ngoài kịch bản chọn lọc còn có sự góp mặt của dàn danh hài có “tem, mác” ở Việt Nam như: Xuân Hinh, Hồng Vân, Quốc Anh, Minh Hằng, Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng, Công Lý….

Bởi thế, trong khi có một số nơi làm phim hài, nhưng hài thương hiệu “Phạm Đông Hồng” luôn ở “cửa trên” đảm bảo tiếng cười sảng khoái, đầy triết lý và chứa đựng hồn dân tộc. Không phải ngẫu nhiên, hàng chục đài truyền hình tỉnh, thành đã đang đăng ký phát sóng những phim hài của “ông trùm đất Bắc”.

Vừa là một nghệ sĩ luôn “phiêu” với nghề, vừa là một doanh nhân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Thăng Long, ông Đông Hồng luôn cân bằng hai vai trò. Thời học phổ thông, ông học toán giỏi, điều đó đã bổ trợ về tư duy logic, nên khi kinh doanh ông dùng nó để tính toán công việc thật kỹ càng. Vào mỗi phim hài, ông thường “đo, ni, đóng giày” cho từng nhân vật và tính toán thời điểm tung “đứa con tinh thần” sao cho hiệu quả nhất.

Về vấn nạn đĩa lậu, ông “trùm hài” không khỏi ưu tư. Cách đây hơn 10 năm, ông đã ra nước ngoài để học hỏi cách chống sao in băng đĩa lậu như gắn mã vạch, gắn chíp vào sản phẩm… Nhưng về áp dụng tại Việt Nam, tất cả những “bí kíp” đó đều bị “vô hiệu hóa”. “Thời đó, dân mình lấy máy quay quay hình lại trên ti vi rồi sao in ra băng đĩa thì có mã vạch giời cũng “bó tay”, ông Hồng cười nhẹ.

Vấn nạn đĩa lậu đã khiến người sáng tạo nghệ thuật chân chính không khỏi lao đao. Các sản phẩm đầu tư chất xám, tiền bạc hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng đã bị “nhân bản”, “xài chùa” khắp nơi. Ông Đông Hồng bị lỗ rất nhiều.

Ông Hồng trải lòng: “Trong kinh doanh, ai cũng muốn có lãi. Tôi không phải ngoại lệ. Nhưng điểm khác là tôi muốn dành tặng tiếng cười đến với mọi nhà trong những ngày xuân mới. “Tiếng cười đầu xuân - cả năm vui vẻ”. Nên biết làm là lỗ, tôi vẫn vui vẻ, phấn khích, động viên mọi người tạo ra những “đứa con hài hước”.

Nhìn những “đứa con” ấy “chu du” từ đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo hay ở tận trời Tây, đem lại niềm vui cho mọi người, người làm nghệ thuật, người làm kinh doanh như tôi còn gì hạnh phúc hơn nữa. Lỗ về kinh tế nhưng lãi về tinh thần”.

Làm phim hài không có sự hỗ trợ của Nhà nước và phải tự tuyên chiến với đĩa lậu, hồn nhiên trao tặng tiếng cười cho mọi nhà, dường như, các doanh nghiệp có sự đồng cảm với ông. Vài năm trở lại đây, họ đã “ghé vai” san sẻ gánh nặng “cơm áo, gạo tiền” với “ông trùm sản xuất hài”. 

“Trùm hài” đất Bắc rảnh rang về mặt kinh tế, càng có thời gian, trí tuệ tập trung “chăm bẵm” những “đứa con hài hước” của mình. Có lẽ vậy, người yêu tiếng cười đã dần cảm thông và dễ chịu khi xem hài thỉnh thoảng “cài cắm” quảng cáo. 

Ngoài ra, những năm gần đây, đạo diễn Đông Hồng đã chuyển hướng đưa những “đứa con tinh thần” của mình lên mạng xã hộị - youtube nhằm cạnh tranh với đĩa lậu, và phục vụ một bộ phận công chúng có lối sống hiện đại. “Cách làm này vừa đảm bảo số đông vẫn xem được phim hài với chất lượng tốt nhất, vừa thu được lợi nhuận một cách hiệu quả”, ông Hồng chia sẻ.

Tiết trời sang xuân, nghĩ tới những “đứa con hài ước” của mình lan tỏa đến mọi nhà, ông “trùm hài” sản xuất hài đất Bắc chợt nở nụ cười hân hoan. Niềm vui như xóa tan nếp nhăn trên gương mặt của người đàn ông hơn lục tuần. Dường như, “số lãi” tinh thần ấy lớn tới mức thừa để ông đắm say, “phiêu” cùng những tiếng cười rộn rã.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.