Điều gì khiến Đức có tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp?

Độ tuổi trung bình bị  nhiễm virus corona ở Đức thấp hơn ở nhiều quốc gia khác. Ảnh: NYTIMES
Độ tuổi trung bình bị nhiễm virus corona ở Đức thấp hơn ở nhiều quốc gia khác. Ảnh: NYTIMES
(PLVN) - Theo Straitstimes, nằm trong tâm dịch châu Âu, nhưng tỷ lệ tử vong do virus corona ở Đức rất thấp nhờ các chính sách chống dịch gồm xét nghiệm và điều trị sớm, rộng rãi và chiến lược giãn cách xã hội kịp thời hạn chế sự lây lan của dịch.

Họ được gọi là taxi corona: Đó là các chuyên gia y tế được trang bị đồ bảo hộ, lái xe quanh những con đường vắng ở TP Heidelberg, để kiểm tra những bệnh nhân đang ở nhà, bị bệnh do nhiễm virus corona năm hoặc sáu ngày qua.

Họ làm xét nghiệm máu, tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy một bệnh nhân sắp rơi vào tình trạng suy giảm nghiêm trọng. Họ có thể đề nghị nhập viện ngay cả với một bệnh nhân chỉ có triệu chứng nhẹ bởi cơ hội sống sót sau sự suy giảm được cải thiện rất nhiều nếu bệnh nhân ở bệnh viện khi bệnh COVID-19 bắt đầu phát.

Taxi corona của Heidelberg chỉ là một sáng kiến trong một TP nhưng cho thấy mức độ tham gia và cam kết của các nguồn lực công cộng trong việc chống lại dịch bệnh, giúp giải thích một trong những câu đố hấp dẫn nhất của đại dịch: Tại sao tỷ lệ tử vong của Đức quá thấp?

Giáo sư Hans-Georg Kräusslich, Trưởng Khoa virus học tại Bệnh viện Đại học ở Heidelberg, một trong những bệnh viện nghiên cứu hàng đầu của đất nước cho biết: "Thời điểm phát bệnh thường vào cuối tuần đầu tiên nhiễm virus. Nếu phổi bị virus xâm nhập, đó là lúc tình trạng của bạn sẽ bắt đầu xấu đi."

Virus corona và bệnh do virus này gây ra, COVID-19, đã tấn công mạnh vào Đức: Theo Đại học Johns Hopkins, quốc gia này đã có hơn 92.000 ca nhiễm bệnh được xác nhận trong phòng thí nghiệm vào giữa trưa 4/4, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoại trừ Mỹ, Italy và Tây Ban Nha.

Nhưng với 1.295 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong của Đức ở mức 1,4% so với 12% ở Italy; khoảng 10% ở Tây Ban Nha, Pháp và Anh; 4% ở Trung Quốc; và 2,5% tại Mỹ. Ngay cả Hàn Quốc – một hình mẫu về khả năng kiểm soát dịch, tỷ lệ tử vong do virus corona vẫn cao hơn: 1,7%.

Giáo sư Hendrik Streeck, Giám đốc Viện Virus học tại Bệnh viện Đại học Bon, cho biết đã nhận được cuộc gọi từ các đồng nghiệp ở Mỹ và các nơi khác thắc mắc về sự bất thường ở Đức khi "tỷ lệ tử vong thấp".

Các chuyên gia cho rằng, có một số câu trả lời cho câu hỏi này. Đó là sự pha trộn của các biến dạng thống kê và sự khác biệt rất thực trong cách mà đất nước này đã thực hiện để đối phó với dịch bệnh.

Giáo sư Kräusslich cho biết, độ tuổi trung bình của những người nhiễm bệnh ở Đức thấp hơn so với nhiều quốc gia khác. Nhiều bệnh nhân ban đầu đã nhiễm virus ở các khu nghỉ mát trượt tuyết của Áo và Italy đều tương đối trẻ và khỏe mạnh.

Khi lây nhiễm đã lan rộng, nhiều người già hơn đã bị tấn công và tỷ lệ tử vong cũng chỉ tăng lên 0,2% (tính đến hai tuần trước). Nhưng độ tuổi trung bình mắc bệnh vẫn còn tương đối thấp, trung bình là 49 tuổi. Ở Pháp là 62,5 và ở Italy là 62, theo báo cáo quốc gia mới nhất của hai nước này.

Một lời giải thích khác cho tỷ lệ tử vong thấp là Đức đã xét nghiệm nhiều người hơn hầu hết các quốc gia khác. Điều đó có nghĩa là nó xác định sớm được nhiều người nhiễm virus ngay cả khi mới có ít triệu chứng. “Điều đó tự động làm giảm tỷ lệ tử vong”, Giáo sư Kräusslich nhận xét.

Nhưng các nhà dịch tễ học và nhà virus học cho biết, cũng có những yếu tố y tế quan trọng khiến số người tử vong ở Đức tương đối thấp. Quan trọng nhất là biện pháp xét nghiệm và điều trị sớm và rộng rãi, nhiều giường chăm sóc đặc biệt và một Chính phủ  “có tầm nhìn” với chiến lược giãn cách xã hội khắt khe, kịp thời.

Xét nghiệm

Vào giữa tháng 1, rất lâu trước khi hầu hết người Đức quan tâm đến virus corona, Bệnh viện Charité ở Berlin đã phát triển một xét nghiệm về virus này và đăng công thức lên mạng.

Vào thời điểm Đức ghi nhận trường hợp đầu tiên của Covid-19 vào tháng 2, các phòng thí nghiệm trên cả nước đã xây dựng một kho dụng cụ xét nghiệm.

Cho đến nay, Đức đang tiến hành khoảng 350.000 xét nghiệm virus corona mỗi tuần, nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác. Thử nghiệm sớm và rộng rãi đã cho phép các cơ quan chức năng làm chậm sự lây lan của đại dịch bằng cách cách ly các trường hợp đã nhiễm virus. Nó cũng đã cho phép điều trị cứu sống được thực hiện một cách kịp thời hơn.

"Khi tôi được chẩn đoán sớm và có thể điều trị sớm cho bệnh nhân - ví dụ như cho họ dùng máy thở trước khi tình trạng xấu đi - thì cơ hội sống sót cao hơn nhiều", Kräusslich nói.

Đức theo dõi sát sao các ca nhiễm và các các ổ dịch để cách ly tránh lan rộng. Ảnh: The Washington Post.
Đức theo dõi sát sao các ca nhiễm và các các ổ dịch để cách ly tránh lan rộng. Ảnh: The Washington Post.

Theo dõi

Vào một ngày thứ Sáu cuối tháng 2, Giáo sư Streeck nhận được tin rằng lần đầu tiên, một bệnh nhân tại bệnh viện ở Bon đã xét nghiệm dương tính với virus corona.

Đó là một nam thanh niên 22 tuổi không có triệu chứng nhưng trường học nơi anh ta làm việc yêu cầu xét nghiệm sau khi biết rằng anh ta đã tham gia một sự kiện lễ hội nơi có người đã dương tính với virus.

Ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, xét nghiệm phần lớn giới hạn ở những bệnh nhân ốm yếu nhất, vì vậy những người không có triệu chứng như nam thanh niên trên có thể đã bị từ chối xét nghiệm.

Ngay khi kết quả kiểm tra được công bố, trường học đã đóng cửa, và tất cả học sinh và nhân viên được lệnh ở nhà với gia đình trong hai tuần. Khoảng 235 người đã được xét nghiệm.

"Xét nghiệm và theo dõi là chiến lược đã thành công ở Hàn Quốc và chúng tôi đã cố gắng học hỏi từ đó," Giáo sư Streeck nói.

Hệ thống y tế công cộng mạnh

Trước khi đại dịch virus corona quét qua Đức, Bệnh viện Đại học ở Giessen đã có 173 giường chăm sóc đặc biệt được trang bị máy thở. Trong những tuần gần đây, Bệnh viện đã nỗ lực để tạo thêm 40 giường và tăng số nhân viên sẵn sàng làm việc trong khoa chăm sóc đặc biệt lên tới 50%.

"Hiện tại chúng tôi có rất nhiều khả năng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Chúng tôi đang tiếp nhận bệnh nhân từ Italy, Tây Ban Nha và Pháp", bác sĩ Susanne Herold, chuyên gia về bệnh nhiễm trùng phổi tại Bệnh viện, cho biết, "Chúng tôi rất mạnh trong lĩnh vực chăm sóc đặc biệt".

Trên khắp nước Đức, các bệnh viện đã mở rộng khả năng chăm sóc tích cực. Và họ bắt đầu từ một cấp độ cao. Vào tháng 1, Đức có khoảng 28.000 giường chăm sóc đặc biệt được trang bị máy thở, tương đương tỷ lệ 34 giường trên 100.000 người. Trong  khi tỷ lệ đó là 12 ở Italy và 7 ở Hà Lan.

Cho đến nay, Đức đã sẵn sàng 40.000 giường chăm sóc đặc biệt.

Chỉ số tín nhiệm của Thủ tướng Angela Merkel tăng vọt ở Đức sau những điều hành chống dịch COVID-19 hiệu quả. Ảnh: Study Break Magazine
Chỉ số tín nhiệm của Thủ tướng Angela Merkel tăng vọt ở Đức sau những điều hành chống dịch COVID-19 hiệu quả. Ảnh: Study Break Magazine

Tin tưởng vào Chính phủ 

Ngoài xét nghiệm hàng loạt và sự chuẩn bị của hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhiều người còn coi sự lãnh đạo của Thủ tướng Angela Merkel là một lý do khiến tỷ lệ tử vong được giữ ở mức thấp.

Thủ tướng A. Merkel đã chỉ đạo rất rõ ràng, bình tĩnh và thường xuyên trong suốt cuộc khủng hoảng. thậm chí bà đã cho áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội ngày càng khắt khe hơn đối với đất nước.

Các hạn chế, vốn rất quan trọng để làm chậm sự lây lan của đại dịch, đã gặp phải một số sự phản đối nhưng vẫn được áp dụng rộng rãi. Chỉ số tín nhiệm của Thủ tướng Đức đã tăng vọt. 

"Có lẽ sức mạnh lớn nhất của chúng tôi ở Đức là việc ra quyết định hợp lý ở cấp Chính phủ cao nhất kết hợp với sự tin tưởng của người dân đối Chính phủ" -  Giáo sư Kräusslich nói.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.