Điều đáng báo động với người ngồi trên ô tô

 TS Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng UBATGT Quốc Gia.
TS Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng UBATGT Quốc Gia.
(PLO) - "Một điều đáng báo động là hiện nay tỷ lệ thắt dây an toàn ở Việt Nam hiện nay rất thấp, với lái xe con khoảng 20-25%, với xe kinh doanh vận tải hành khách, tỷ lệ hành khách thắt dây an toàn thậm chí thấp hơn rất nhiều", TS Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng UBATGT Quốc Gia cho biết.

TS Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng UBATGT Quốc Gia trao đổi xung quanh việc thực hiện đầy đủ các thiết bị phòng hộ trên ô tô.

-Theo ông có những lỗ hổng nào trong quy định pháp luật về thiết bị phòng hộ trên ô tô?

Tôi cho rằng về thiết bị phòng hộ đã có quy định tương đối rõ ràng và chặt chẽ. Nguyên nhân chính nằm ở khâu nhận thức, triển khai thực hiện và việc thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm.

Các quy định về thiết bị phòng hộ đối với xe ô tô (số cửa thoát hiểm, thiết bị phá cửa kèm hướng dẫn...) đã được ban hành trong QCVN 09:2011/BGTVT. Đây là quy định bắt buộc phải thực hiện đối với toàn bộ ô tô sản xuất, khai thác sử dụng trên lãnh thổ VN.

Từ ngày 1/7/2016, QCVN 09:2015/BGTVT ban hành kèm thông tư 87 của Bộ GTVT sẽ thay thế QCVN 09:2011/BGTVT. Trong cả hai QCVN này đều có quy định rất rõ về cửa thoát khẩn cấp (mục 2.18) và tại các cửa sổ sử dụng làm cửa thoát khẩn cấp phải trang bị dụng cụ phá cửa và chỉ dẫn cần thiết để người bình thường có thể thực hiện được.

Nếu xe ô tô không có dụng cụ thoát hiểm trên, theo Nghị định 171 và Nghị định 46 (thay thế Nghị định 171 từ ngày 01/08/2016) về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt đường bộ đường sắt, điều 16 khoản 2, mục a,mức phạt sẽ từ 300.000 tới 400.000 đồng. 

Như vậy có thể thấy hiện nay đã có đầy đủ quy định pháp luật về thiết bị phòng hộ, cũng như căn cứ để xử phạt nếu vi phạm quy định này này. Việc một số doanh nghiệp còn chưa đầu tư trang bị các thiết bị cứu hộ như dụng cụ phá cửa, bình cứu hỏa... trên xe kinh doanh vận tải là vi phạm định pháp luật hiện hành. 

Trong số những trường hợp vi phạm này tôi cho rằng có những trường hợp chưa nhận thức được có quy định pháp luật về lĩnh vực này, với đối tượng này cần tiếp tục tuyên truyền, nhưng cũng có những doanh nghiệp biết nhưng không thực hiện do không hoặc chưa bị phạt.

Bởi vậy tôi cho rằng phải tăng cường khâu tuyên truyền nhưng đặc biệt là đẩy mạnh khâu tổ chức thực hiện, thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm.

Nếu mọi người trên ô tô thắt dây an toàn thì có thể sẽ có một số người còn đủ tỉnh táo sau khi xe va chạm, và những người này có thể dập tắt ngọn lửa kịp thời khi đám cháy ở mức độ nhỏ, và qua đó giảm thiểu được rất nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Có thể thấy một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới thiệt hại lớn về người khi tai nạn đã xảy ra có thể là việc không thắt dây an toàn. Nói một cách khác để hành khách có thể sử dụng thiết bị phòng hộ thì trước tiên phải thắt dây an toàn!

-Theo ông trong thời gian tới để giảm thiểu những thiệt hại tương tự chúng ta cần phải làm gì?

Một điều đáng báo động là hiện nay tỷ lệ thắt dây an toàn ở Việt Nam hiện nay rất thấp, với lái xe con khoảng 20-25%, với xe kinh doanh vận tải hành khách, tỷ lệ hành khách thắt dây an toàn thậm chí thấp hơn rất nhiều. 

Trong khi tại nhiều nước phát triển tỷ lệ thắt dây an toàn với lái xe con là 98%. Từ 2006, Liên minh Châu Âu đã bắt buộc toàn bộ hành khách trên xe khách đường dài thắt dây an toàn, thực hiện rất gắt gao, hiện đạt tỷ lệ cao và đây cũng là khu vực có an toàn giao thông rất tốt. 

Hiện nay Luật giao thông đường bộ chưa quy định tất cả người trên xe phải thắt dây an toàn, (chỉ bắt đối với lái xe và người ngồi hàng ghế đầu phải thắt dây an toàn), còn lại là khuyến khích, vì vậy có thể tham khảo luật các nước để kiến nghị bổ sung quy định này trong đợt sửa đổi Luật giao thông đường bộ sắp tới.

Với thực trạng thắt dây an toàn như hiện nay có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới những thiệt hại lớn về con người nếu có va chạm. Bởi vậy song song với việc triển khai các giải pháp chủ động như sửa đổi quy định pháp luật, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng sát hạch cấp phép lái xe, tăng cường quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng xe...

Tôi cho rằng cần hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực này, tăng cường tuyên truyền về quy định thắt dây an toàn trên tất cả các loại xe ô tô, đồng thời có giải pháp mạnh, cao điểm xử lý vi phạm không thắt dây bảo hiểm trong thời gian tới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.