Diễn tập hành động sớm ứng phó thiên tai

Diễn tập chằng chống nhà cửa cho người dân.
Diễn tập chằng chống nhà cửa cho người dân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chương trình diễn tập nhằm tăng cường năng lực cho các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó và thực hiện các hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn tập "Hành động sớm dựa vào dự báo bão và ngập lụt" tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Phát biểu tại buổi diễn tập, ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, diễn tập là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ chuỗi sự kiện của Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai. Từ ngày 13-15/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tổ chức nhiều hoạt động hiệu quả, ý nghĩa, gây ấn tượng sâu sắc với các đại biểu trong nước và khu vực ASEAN.

"Sự kiện diễn tập hành động sớm này cũng là cơ hội để chúng ta giới thiệu cho các đại biểu đến từ các nước ASEAN và các nước đối tác phát triển về công tác phòng, chống thiên tai của Quảng Nam, về những nỗ lực của chính quyền và ý chí kiên cường của người dân Quảng Nam trước thiên tai", ông Phạm Đức Luận nói.

Ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phát biểu tại buổi diễn tập.
Ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phát biểu tại buổi diễn tập.

Mục tiêu của buổi diễn tập lần này nhằm nâng cao năng lực và tăng cường sự chủ động của các cấp chính quyền địa phương và người dân tại tỉnh Quảng Nam, hành động sớm dựa vào cảnh báo nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Địa điểm buổi diễn tập là khu vực tiếp giáp sông Trường Giang và biển Đông, thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và bị ngập lụt sâu do mưa bão trên diện rộng. Lực lượng tham gia diễn tập gồm 30 cán bộ công chức viên chức cấp xã, thôn; 50 cán bộ chiến sĩ công an, lực lượng xung kích, đoàn thanh niên và 105 hộ dân trên địa bàn xã.

Nội dung diễn tập gồm 2 giai đoạn: Vận hành cơ chế cấp xã và triển khai 3 hành động sớm (hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình khó khăn, cấp thùng phuy chống nước để trữ đồ có giá trị; hỗ trợ vật liệu chằng chống nhà cửa). Lực lượng tham gia diễn tập gồm gần 200 người là cán bộ công chức xã, cán bộ chiến sĩ công an, lực lượng xung kích, đoàn thanh niên và người dân xã Bình Hải.

Lực lượng dân quân tự vệ xã được huy động chằng chéo nhà cửa giúp nhân dân.

Lực lượng dân quân tự vệ xã được huy động chằng chéo nhà cửa giúp nhân dân.

Diễn tập cấp phát tiền mặt cho 60 hộ gia đình khó khăn nhất.

Diễn tập cấp phát tiền mặt cho 60 hộ gia đình khó khăn nhất.

Tình huống giả định, cơn bão số 5 sau khi vượt qua Philippines đã tiếp tục mạnh lên với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133 km/giờ), giật cấp 14; dự báo trong khoảng 72 giờ tới, bão số 5 không suy giảm cường độ và sẽ độ bộ vùng đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào khoảng ngày N.

Để triển khai ứng phó với bão số 5 và mưa lũ, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành các công điện chỉ đạo và tổ chức các phiên họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Định để triển khai công tác chủ động ứng phó với bão và mưa lũ.

Diễn tập cấp phát 40 thùng phuy chống nước để trữ đồ có giá trị quan trọng cho 40 gia đình ở vùng trũng nhất của xã Bình Hải.

Diễn tập cấp phát 40 thùng phuy chống nước để trữ đồ có giá trị quan trọng cho 40 gia đình ở vùng trũng nhất của xã Bình Hải.

UBND tỉnh Quảng Nam đã triển khai họp Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh, ban hành công điện và chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai quyết liệt công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó bão và mưa lũ, trong đó chú trọng triển khai các hành động sớm ở cấp cơ sở để sẵn sàng, chủ động khi bão đổ bộ, gây mưa lũ lớn.

Trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế, Ban quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật giảm nhẹ rủi ro thiên tai phối hợp với FAO và các tổ chức quốc tế khác, cùng các cơ quan liên quan kích hoạt và triển khai hành động sớm tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại

Vị trí áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đến sáng nay (18/9), áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại. Đến lúc 10h sáng nay, vị trí áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km.

Phóng sinh động vật hoang dã – thiện hay ác?

Tình trạng người dân mua bán rùa và các loài động vật hoang dã khác để phóng sinh vào khu vực ao, hồ, hay sông tại các đền, chùa vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh ENV
(PLVN) - Là chủ đề của phim ngắn truyền thông thứ 58 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) ra mắt. Phim đề cập đến một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay là thực trạng mua rùa (phần lớn có nguồn gốc từ tự nhiên) để phóng sinh.

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.