Nam thanh niên 'ôm bệnh' suốt 10 năm vì... thú cưng

Biểu hiện nhiễm giun đũa từ chó, mèo. Ảnh: BVCC.
Biểu hiện nhiễm giun đũa từ chó, mèo. Ảnh: BVCC.
0:00 / 0:00
0:00
Nam thanh niên thường xuyên bị ngứa dữ dội, lở loét khắp người và phải chữa da liễu hơn chục năm. Khi đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, anh này mới biết mình nhiễm giun đũa từ chó, mèo nuôi trong nhà.

Anh H (32 tuổi, Hà Nội) tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương) khám trong tình trạng trên người có nhiều mảng da trầy xước, nhiễm trùng, kèm những vết ngoằn nghèo như giun bò.

Bệnh nhân kể thường xuyên bị ngứa dữ dội. Anh đã đi khám tại các bệnh viện da liễu và dùng thuốc dị ứng hơn chục năm nhưng không thấy bệnh khỏi dứt điểm.

Theo TS.BS Trần Huy Thọ, Phó giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân H. có chỉ số Elisa dương tính với giun đũa chó mèo và bạch cầu ái toan tăng, kèm theo các triệu chứng dị ứng trên da. Trước đây, sau mỗi lần dùng dùng thuốc chống dị ứng, bệnh nhân chỉ giảm triệu chứng ngứa chứ không được điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ Bệnh viện thường trực Đặng Văn Ngữ đã kê thuốc điều trị bệnh đặc hiệu để giảm sự phát triển của ấu trùng dưới da và các triệu chứng ngứa cho anh H. Sau một thời gian điều trị, anh H. giảm hẳn ngứa.

Anh H. thích chó và nuôi chó hơn chục năm nay. Anh không nghĩ lại lây bệnh từ thú cưng của mình.

Tương tự anh H, chị Phạm Thị D. (40 tuổi, Hưng Yên) cũng xuất hiện những cơn ngứa, nhiều vết trầy xước trên da suốt 5 năm. Mỗi lần gãi, chị D bị nhiều tổn thương trên da, tay và chân đều bị trầy xước. Chị D đi khám da liễu nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh không hết.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác Bệnh viện Đặng Văn Ngữ chẩn đoán chị D. cũng nhiễm ký sinh trùng từ vật nuôi. Gia đình chị D nuôi 2 con mèo Anh lông dài 5 năm nay.

Sau một liệu trình điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, các đợt ngứa của chị D đã thưa hẳn.

TS.BS Trần Huy Thọ cho biết, anh H và chị D vẫn phải tái khám để đánh giá mức độ đáp ứng điều trị bệnh.

Các tổn thương do nhiễm giun đũa từ chó, mèo. Ảnh: BVCC.

Các tổn thương do nhiễm giun đũa từ chó, mèo. Ảnh: BVCC.

Nhiều người, nhất là ở khu vực thành thị, nuôi chó, mèo cảnh và có thói quen chơi cùng, ngủ cùng thú cưng. Phó giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cảnh báo, đây là điều kiện tiềm ẩn nhiễm giun đũa chó, mèo. Người bị nhiễm giun đũa, giun móc từ chó, mèo thường bị ngứa dữ dội, tổn thương, nhiễm trùng trên da kéo dài. Khi ngứa bệnh nhân sẽ gãi và tổn thương lan rộng bởi không phải lúc nào người bệnh cũng ý thức được phải rửa sạch tay mới gãi. Đầu móng tay bẩn là môi trường để vi khuẩn xâm nhập thêm vào cơ thể...

Đa số mọi người khi bị ngứa thường nghĩ ngay tới các bệnh về da liễu và đi khám chuyên khoa da liễu, chuyên khoa dị ứng, miễn dịch... Nhiều bệnh nhân điều trị da liễu tới 5 năm, 10 năm nhưng không khỏi. Khi bệnh nhân tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám mới phát hiện nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo. Qua 1-2 liệu trình điều trị loại bỏ giun đũa, giun móc và ấu trùng, các bệnh nhân giảm hiệu quả triệu chứng ngứa.

Cũng theo TS.BS Trần Huy Thọ, giun đũa chó, mèo chỉ là vật ký sinh ở chó, mèo. Khi vào cơ thể người, chúng sẽ không có chu kỳ sinh sản vì vậy, không thể tìm thấy trứng hay ấu trùng của giun đũa chó, mèo trong phân người. Chỉ có thể tìm thấy kháng thể của giun đũa chó, mèo trong máu bệnh nhân, kèm theo một số chỉ số bạch cầu ái toan tăng và triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán và điều trị bệnh.

"Để không bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó mèo, người dân không nên ăn ngủ chung, ôm hôn chó mèo. Nên vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo, bát đựng thức ăn, chất thải của chó, mèo nên xử lý và vệ sinh sạch sẽ. Nên tẩy giun định kỳ cho chó, mèo sẽ giảm nguy cơ truyền bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo sang người", TS.BS Trần Huy Thọ khuyến cáo. "Khi nghi ngờ nhiễm bệnh về ký sinh trùng có thể tìm tới các cơ sở chuyên khoa điều trị về bệnh ký sinh trùng khám và điều trị để dứt điểm bệnh sớm".

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM
(PLVN) - Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi. Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin, VNVC đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.