Điểm tựa để F0 vượt qua dịch bệnh

Giao thuốc cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà.
Giao thuốc cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với những ca F0 tại nhà, tinh thần lạc quan của bản thân, sự chăm sóc của người thân…chính là “liều thuốc” hiệu quả giúp họ vượt qua bệnh tật.

Cách ly ngay tại nhà mình

TP Hồ Chí Minh những ngày vừa qua, nhiều người bệnh COVID-19 không triệu chứng (hoặc triệu chứng nhẹ), dưới 50 tuổi và không có bệnh nền… đã được điều trị, chăm sóc tại nhà. Được sự chăm sóc chu đáo từ người thân, những ca bệnh này ít bị trở nặng và được hồi phục nhanh chóng.

Tuần trước, chị Lê Thị Phụng (ngụ Bình Thạnh) cảm thấy rát cổ, sổ mũi nên đặt bộ test về thử thì thấy hiện lên 2 vạch (dương tính SARS-CoV-2). Gọi điện đến nhân viên y tế, chị được tư vấn nên điều trị tại nhà vì triệu chứng còn nhẹ. Hai vợ chồng chị quyết định biến phòng ngủ của hai vợ chồng thành “khu cách ly”. Từ ngày đó, chị “cố thủ” trong phòng. Chồng chị phải “lánh nạn” sang phòng khác và lo chuyện bếp núc

Hằng ngày, chồng chị nấu cho cả nhà, làm việc online, tranh thủ dọn dẹp, rồi trò chuyện an ủi vợ…

Hay như trường hợp gia đình chị Lê Nguyệt Hằng (ngụ quận 8). Chồng chị bị phát hiện dương tính SARS-CoV-2, sau khi khai báo với y tế phường đã cam kết tự cách ly điều trị. Sau 8 ngày, chồng chị test cho kết quả âm tính nên chị đã chia sẻ kinh nghiệm điều trị F0 tại nhà cho nhiều người.

Theo đó, ngoài việc nấu các món ngon bồi dưỡng cho chồng, chị còn thường xuyên liên hệ các kênh bác sĩ tư vấn điều trị để có phác đồ chữa bệnh và hỗ trợ hệ hô hấp tốt nhất. Vừa chăm sóc chồng, chị vừa giữ khoảng cách an toàn, thực hiện các biện pháp chống để không lây nhiễm. Chuyện này không dễ dàng nhưng chị đã thực hiện được và giúp chồng vượt qua dịch bệnh.

Người thân là điểm tựa cho F0

Tinh thần là yếu tố quan trọng hàng đầu - đó là điều mà nhiều người thân của F0 điều trị tại nhà chia sẻ.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, có người thân luôn ở bên, chăm sóc về thể chất, lo lắng, an ủi, động viên, người bệnh sẽ có nguồn động lực lớn để vực dậy, chiến thắng bệnh tật. Đồng thời, người nhà bệnh nhân không nên lo lắng quá thái, hoảng loạn, sợ hãi hay khóc lóc sẽ khiến bệnh nhân thêm suy sụp tinh thần, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Như chị Nguyệt Hằng, quận 8, sau khi chồng khỏi bệnh, chị đúc rút một kinh nghiệm rằng “Tinh thần là yếu tố cực kỳ quan trọng. Vì vậy, nên mình theo dõi bệnh và động viên chồng liên tục. Mình luôn đồng hành cùng với chồng, động viên anh tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên... Anh mất vị giác không ăn được thì mình động viên anh ăn và nấu những món súp, sữa dinh dưỡng để anh dễ hấp thụ...”.

Còn chị Lê Thị Phụng (Bình Thạnh) thì yếu tố khiến chị khỏi bệnh là vì... thương chồng. “Mình bệnh cách ly một mình trong phòng chỉ có ăn, ngủ, xem phim, tập thể dục. Còn chồng ở ngoài thì vừa lo lắng cho mình, chăm sóc mình, vừa “gánh” hết việc nhà, chăm lo con cái. Ấy vậy mà chồng mình không than thở tiếng nào, lại còn luôn động viên tinh thần mình. Thế cho nên mình càng phải cố gắng uống thuốc đúng giờ, tập thể dục, tinh thần lạc quan mau khỏi bệnh để chồng mình không vất vả nữa”.

Có thể nói, với những trường hợp F0 điều trị tại nhà, thì người thân, gia đình chính là điểm tựa của họ. Điểm tựa càng vững chắc, thì người bệnh càng có nhiều sức mạnh tinh thần và thể chất để vượt qua được dịch bệnh, bình an “tái hoà nhập” vòng tay gia đình.

Đọc thêm

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...