Dịch bệnh Covid-19 đến ngày 31/3: Tín hiệu mừng từ 2 điểm nóng Iran và Italia

Dịch bệnh Covid-19 đến ngày 31/3: Tín hiệu mừng từ 2 điểm nóng Iran và Italia
(PLVN) - Tính đến sáng 31/1,  số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 vẫn tiếp tục gia tăng chóng mặt. Tuy nhiên, tại hai điểm nóng hàng đầu thế giới là Iran và Italia đã có những tín hiệu mừng.

Tính đến 6h sáng ngày 31/3, thế giới ghi nhận 781.979 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, tăng 58.589 ca so với ngày hôm qua. Số ca tử vong lên tới 37.606, tăng 3.541 ca.

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố, trong ngày 30/3, Italia ghi nhận thêm 4.050 ca nhiễm mới Covidd-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 101.739 trường hợp. Số ca tử vong là 11.591 (tăng 812 ca). Số ca hồi phục tăng lên 14.620 (tăng 1.590 ca). Trong tổng số ca nhiễm bệnh hiện tại có 27.795 ca nhập viện, 3.981 ca phải điều trị tích cực và 43.752 ca cách ly tại nơi ở.

Thứ trưởng Bộ y tế Italy nhận định, tốc độ lây lan đang chậm lại và dịch Covid-19 tại nước này có thể đạt đỉnh trong 7 - 10 ngày tới.

Biện pháp của Italia trong những ngày tới là tiếp tục đẩy mạnh việc xét nghiệm trên diện rộng, bao gồm những người tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19, các bác sỹ, nhân viên y tế và những người thường xuyên tiếp xúc với công chúng như lực lượng thực thi pháp luật, dược sỹ, nhân viên siêu thị, nhà báo.

Italy cũng sẽ gia hạn lệnh phong tỏa ít nhất đến ngày 12/4 tới nhằm giúp kiềm chế sự lây nhiễm của SARS-CoV-2.

Tại Anh, số bệnh nhân nhập viện đã ổn định vào mức khoảng 1.000 ca mỗi ngày. Tuy nhiên, cần khoảng 2-3 tuần nữa mới có thể xác định được chính xác mức độ lây lan của dịch bệnh.

Vị cố vấn của chính phủ Anh cho biết có khả năng khoảng 3% đã bị nhiễm bệnh nhưng nhiều người không có biểu hiện triệu chứng nào. Số liệu chính thức được công bố ngày 30-3 cho thấy tổng cộng có 22.141 ca nhiễm ở Anh, trong đó 1.408 người đã chết và chỉ mới có hơn 160 người được cho xuất viện.

Iran đã lùi xuống ở vị trí thứ 7 với 41.495 ca nhiễm, 2757 ca tử vong. 

Tại Mỹ, hiện ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới với 161.530 trường hợp, trong đó có 2.995 ca tử vong.

Lầu Năm Góc thông báo, đã có 1.087 trường hợp mắc Covid-19 là quân nhân, nhân viên dân sự, người phụ thuộc và các nhà thầu trong lực lượng quân đội. Số ca nhiễm Covid-19 trong lực lượng quân đội Mỹ đã tăng đột biến vào những ngày cuối tuần.

Liên quan tình hình dịch bệnh, ngày 30/3, Người phát ngôn Nhà Trắng Judd Deere cho biết, tại cuộc điện đàm hôm 27/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã nhất trí về tầm quan trọng của việc ổn định thị trường năng lượng toàn cầu, vốn bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế bởi các nước lựa chọn phương án tạm thời đóng cửa các hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế sự lây lan củaCovid-19.

Ngày 30/3, Pháp ghi nhận 418 ca tử vong trong bệnh viện vì Covid-19, cao nhất trong ngày kể từ khi nước này ghi nhận ca bệnh đầu tiên, nâng tổng số ca thiệt mạng do SARS-CoV-2 lên 3.024 người. Số ca nhiễm Covid tại Pháp hiện nay là 44.550.

Tính đến nay, đã có 20.946 người ở Pháp nhập viện do mắc Covid-19, trong đó có 5.056 ca đang được chăm sóc tích cực. Đáng chú ý, số liệu tử vong ở Pháp mới chỉ tính đến những ca ở bệnh viện mà chưa kể đến những người tử vong tại gia hoặc trong các viện dưỡng lão.

Tổng Cục trưởng Y tế Pháp, Jérôme Salomon cho biết, bệnh dịch ở khu vực thủ đô Île-de-France có thể đạt đỉnh trong tuần này. Đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19, với 1.792 trường hợp cần chăm sóc đặt biệt. Có tới 954 trường hợp tử vong được ghi nhận tại các bệnh viện ở vùng này.

Ông Jérôme Salomon cũng thông báo về việc tổ chức lại hệ thống y tế, ứng phó "đỉnh sóng thần" của dịch bệnh được dự báo diễn ra trong tuần này. Theo đó, các khoa hồi sức cấp cứu ở cả bệnh viện công và tư đã được tăng cường nhân viên y tế, chuẩn bị khả năng có thêm nhiều bệnh nhân nặng trong mấy ngày tới. Ông cũng hy vọng, dịch bệnh sẽ suy giảm vào cuối tuần này sau mấy ngày có nhiều ca nhiễm mới.

Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 tăng thêm 37 ca ,lên thành 168 người, trong khi số ca được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 tăng 1.610, lên 10.827 trường hợp. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 162 bệnh nhân bình phục.

Tại Đức, tính đến 6h sáng 31/3, ghi nhận 66.885 ca nhiễm Covid-19 (tăng 4.450 ca so với hôm qua), 645 ca tử vong (tăng 104 ca).

Đức hiện chưa có ý định nới lỏng các hạn chế tiếp xúc bởi tốc độ lây lạn Covid-19 tại đây vẫn rất nhanh. Để có thể hạn chế tối đa các ca nhiễm bệnh mới, Chính phủ Đức tiếp tục kéo dài các biện pháp kiểm soát và hạn chế tiếp xúc đến ít nhất là ngày 20/4.

Thủ tướng Angela Merkel tiếp tục có kết quả xét nghiệm lần thứ 3 âm tính với SARS-CoV-2. Hiện sức khỏe của bà Merkel vẫn ổn định và trong thời gian cách li ở nhà, bà vẫn điều hành Chính phủ thông qua liên hệ chặt chẽ với các thành viên trong nội các.

Dự kiến vào ngày 1/4, Thủ tướng Merkel sẽ tiến hành cuộc họp trực tuyến với thủ hiến các bang để thảo luận và đánh giá về tình hình hiện nay ở Đức. Ngoài ra, bà Merkel cũng sẽ được tiến hành thêm một số xét nghiệm mới trong những ngày tới.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, một số bệnh viện Thụy Sĩ đang lên kế hoạch triển khai xét nghiệm máu để đánh giá có bao nhiêu người đã bị nhiễm chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, bao gồm cả những người đã xây dựng được khả năng miễn dịchDự kiến, bệnh viện Đại học Lausanne ở bang Vaud sẽ thực hiện từ 1.000 đến 2.000 xét nghiệm mỗi ngày và tiến hành trong khoảng 10 ngày. Các đối tượng được nhắm tới đầu tiên trong dự án này là các nhân viên bệnh viện và bệnh nhân, cũng như một số người dân.

Ông Gilbert Greub thuộc Khoa Vi sinh bệnh viện Đại học Lausanne cho rằng việc xét nghiệm như vậy sẽ phác thảo nên bức tranh rộng lớn hơn về cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, do hiện tại Thụy Sĩ mới chỉ tập trung xét nghiệm cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh COVID-19 cao chứ không tiến hành xét nghiệm đối với những người có biểu hiện triệu chứng nhẹ.

Theo ông Greub, việc phân tích một mẫu máu có thể tiết lộ các kháng thể đặc hiệu với virus SARS-CoV-2. Tập hợp mẫu máu của 5.000 người đại diện cho dân số Thụy Sĩ sẽ đủ để đưa ra kết luận chính xác hơn. Việc nắm bắt rõ hơn về số lượng người đã xây dựng khả năng miễn dịch sẽ là điều cần thiết để tránh làn sóng lây nhiễm thứ hai hoặc thứ ba, một khi các biện pháp siết chặt được nới lỏng.

Hiện tại, Chính phủ Thụy Sĩ cấm mọi hoạt động tụ tập quá 5 người tại nơi công cộng, người dân phải giữ khoảng cách với nhau ít nhất 2 mét. Những người không tuân thủ quy định có thể bị phạt 100 CHF (gần 100 USD).

Khi một người đã nhiễm virus SARS-CoV-2, họ có thể được miễn dịch và do đó được bảo vệ trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên theo ông Greub, câu hỏi đặt ra là là sự miễn dịch này kéo dài bao lâu. 

Các bệnh viện ở những thành phố khác như Zurich, St Gallen và Geneva cũng đang lên kế hoạch cho việc thực hiện các xét nghiệm máu tương tự.

Thụy Sĩ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19, với hơn 15.000 trường hợp nhiễm bệnh và 330 ca tử vong tính đến ngày 30/3. Với 8,6 triệu dân, Thụy Sĩ có tỷ lệ dân số nhiễm bệnh cao nhất thế giới trong bảng thống kê số ca nhiễm trên 1 triệu dân.

 Sau khi một người cố vấn của ông có kết quả dương tính với Covid-19, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tự cách ly từ ngày 30/3 để theo dõi y tế.Theo  quy định của Bộ Y tế Israel,   bất kỳ ai được coi là đã ở tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19, đều phải tự cách ly trong 14 ngày.

Hiện số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Israel tiếp tục tăng mạnh, lên tới 4 nghìn 347 người, 15 người tử vong và 135 người bình phục.

Truyền thông Ai Cập (Youm7.com) cho biết bác sĩ Ahmed El-Lawah, 57 tuổi, giáo sư phân tích y tế tại Đại học Al-Azhar đã tử vong vào tối Chủ nhật do mắc covid-19. Bác sĩ nhập viện vào ngày 28/3 trong tình trạng nguy kịch. Trước đó bác sĩ đã tiếp xúc với những bệnh nhân mắc covid-19 và đã tự cách ly tại nhà trước khi được chuyển đến bệnh viện. Tiến sĩ Ahmed El-Lawah là một nhà khoa học nổi tiếng tại Ai Cập.

Trước đó, Bộ Y tế Ai Cập đã công bố 33 trường hợp mới mắc covid-19, 4 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tính tới ngày 30/3, Ai Cập có tổng số 609 ca mắc covid-19, 132 trường hợp đã được chữa khỏi và xuất viện, 40 trường hợp tử vong.

Ai Cập tiếp tục các biện pháp phòng dịch lây lan như tiếp tục đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo, cấm tập đông người, áp đặt lệnh giới nghiêm về đêm và phát khẩu trang miễn phí.

Tại Việt Nam, đến 6h sáng hôm nay (31/3), ghi nhận 204 ca Covid-19, trong đó, 55 ca đã bình phục, bao gồm 16 ca ở giai đoạn 1 ( từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) và 39 ca (tính từ ngày 6/3 đến 30/3) ở giai đoạn 2 là: BN17, BN18, BN22, BN23, BN24, BN27, BN29, BN33, BN35, BN39, BN46, BN47, BN51, BN53, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN62, BN64, BN66, BN69, BN70, BN71, BN75, BN77, BN79, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN110, BN112, BN113, BN130, BN140, BN187.

149 ca còn lại đang được chữa trị tại 22 cơ sở y tế trên cả nước.

Ngoài ra, có 3.215 ca nghi nhiễm đang được cách ly, theo dõi chặt; 75.085 ca tiếp xúc với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), trong đó, 38.372 cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.