Di tích Văn hóa Sa Huỳnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Di tích văn hóa Sa Huỳnh, 1 trong 3 nền văn minh cổ ở Việt Nam, vừa được Thủ tướng công nhận di tích quốc gia đặc biệt.
Theo đó, quyết định công nhận di tích văn hóa Sa Huỳnh được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 29/12, căn cứ theo Luật Di sản văn hóa và đề nghị của Bộ trưởng Văn hóa Thể Thao và Du lịch.
Văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet phát hiện năm 1909, tại Sa Huỳnh Quảng Ngãi và được lấy tên địa danh Sa Huỳnh đặt tên cho nền văn hóa khảo cổ này là “Văn hóa Sa Huỳnh”.
Di tích khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1997. Di tích được phân bố chủ yếu ở Long Thạnh, Thạnh Đức (phường Phổ Thạnh) và Phú Khương (Phổ Khánh). Từ khu mộ chum Sa Huỳnh, qua các đợt khai quật, các nhà khảo cổ đã liên tục phát hiện các dấu vết của một nền văn hóa thời tiền sử.
Từ những hiện vật phát hiện trong quá trình khai quật khảo cổ tại các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cho thấy Quảng Ngãi được xem là cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh và sự hiện diện của nền văn hóa cổ này thật sự là một thế mạnh mà không phải nơi nào cũng có được.
Đầm An Khê, nơi phát hiện các di tích văn hóa Sa Huỳnh.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh được lập gồm 5 địa điểm: Di tích Long Thạnh, Di tích Phú Khương, Di tích Thạnh Đức, Di tích đầm An Khê - lạch An Khê và Quần thể di tích Chăm pa. Sa Huỳnh gần như là nơi duy nhất còn giữ lại được không gian sinh tồn của người cổ Sa Huỳnh, từ môi trường sinh thái, địa lý nhân văn, địa chất địa mạo… đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, là “bảo tàng sống” cho công tác nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững.
Được biết, ngoài di tích văn hóa Sa Huỳnh, dịp này, Thủ tướng còn công nhận 4 di tích quốc gia đặc biệt khác gồm: di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai); di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm đình Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); di tích lịch sử Đền thờ Vua Mai Hắc Đế (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
(PLVN) - Đến với Hà Giang trong những ngày đầu Năm mới Quý Mão 2023, du khách sẽ được thưởng thức, chiêm ngưỡng Lễ hội Lồng tồng - một lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, độc đáo, giá trị nhân văn của dân tộc Tày.
(PLVN) - Hàng năm, Tết cơm mới (còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới) của người Mường tại xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày 10/10 Âm lịch. Tết cơm mới là nét văn hóa đặc sắc được gìn giữ, lưu truyền lâu đời của bà con nơi đây.
(PLVN) - Ngày 27/1, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973-2023)”.
(PLVN) -Năm 2022 trôi qua với nhiều ấn tượng đọng lại và một trong số đó là câu chuyện đưa cổ vật văn hóa - những mảnh hồn của cha ông, tiếng vọng từ quá khứ - trở về quê hương, mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Bởi, vẫn còn đó nỗi niềm đau đáu trước tình trạng "chảy máu' cổ vật, những băn khoăn về vấn đề pháp lý để di sản có thể hồi hương…
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán, trên sông Vu Gia (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) lại tưng bừng diễn ra lễ hội đua thuyền mừng xuân. Đây là hoạt động thường niên, thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần gắn kết cộng đồng của người dân địa phương.
(PLVN) - Tết năm con mèo, các họa sĩ mở nhiều triển lãm về mèo. Vậy mèo xuất hiện trong hội họa Việt Nam từ bao giờ, mang ý nghĩa gì và các họa sĩ đã hiện đại hóa tranh dân gian như thế nào?
(PLVN) - Ở làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, không ai là không biết đến chị Tạ Thu Hương – một nghệ nhân làm nón truyền thống nổi tiếng. Chị biết làm nón từ năm bảy tuổi và bén duyên với nghề nhờ tình yêu dành cho những chiến nón truyền thống. Đến nay, những chiếc nón của chị không chỉ được bày bán rộng rãi tại Việt Nam, mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
(PLVN) - Các ngôi nhà cổ ở Đồng Nai ẩn chứa những giá trị lịch sử tiêu biểu cho mảnh đất và con người nơi đây, mang những lớp văn hóa của nhiều thế hệ người Việt.
(PLVN) - Tối ngày 25/1 (mùng 4 Tết Âm lịch), Phố cổ Tam Chúc, một địa điểm du lịch văn hóa mới nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) chính thức khai trương, với nhiều chương trình hấp dẫn, đặc sắc.
(PLVN) - Sống ở nước ngoài lâu năm nhưng nghệ sỹ viola Nguyệt Thu vẫn luôn đau đáu nỗi lòng về quê hương, mong muốn bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc. Đồng thời xây dựng hệ sinh thái, nơi các doanh nghiệp gắn kết giao thương mở rộng thị trường. Câu chuyện “Pneuma – Hơi thở cuộc sống” ra đời từ ý tưởng đó…
(PLVN) - Trong hai ngày mùng 7 và 8 Tết (tức ngày 28 và 29 Dương lịch), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình “Vui Xuân Quý Mão: Sắc thái văn hóa Bắc Ninh”.
(PLVN) - Với niềm đam mê thư pháp, nhiều “ông đồ” trẻ, trong đó có cả “ông đồ” ngoại, khăn xếp, áo the cùng viết thư pháp góp phần gìn giữ truyền thống cho chữ của người Việt ngày xuân.
(PLVN) - Sáng 25/1 (tức mùng 4 Tết Quý Mão), người Mông ở các xã Pha Long, Tả Ngài Chồ, Din Chin, Tả Gia Khâu, Nậm Chảy (Mường Khương) và ở huyện Si Ma Cai, Bảo Thắng… nô nức đi hội Gầu Tào Pha Long.
(PLVN) -Trong những ngày đầu năm Quý Mão 2023 Bảo tàng tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình Trưng bày - Trình diễn - Trải nghiệm di sản văn hoá phi vật thể dân tộc Thái với chủ đề “Xuân về bản Thái”.
(PLVN) - Thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín có lẽ không còn quá xa lạ với những người yêu mến bộ môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Bởi lẽ, anh đã nuôi dưỡng niềm đam mê và cống hiến bằng những công trình nghiên cứu, lý luận về thư pháp cũng như những tác phẩm thư pháp độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao của mình.
(PLVN) - Mặc dù chưa phải ngày lễ hội chính thức nhưng những ngày đầu năm Quý Mão 2023, đã có hàng ngàn người tới chùa Côn Sơn (thuộc TP Chí Linh, Hải Dương) để vãn cảnh, dâng hương, cầu phước lành đầu năm mới.
(PLVN) - Sau hai năm không được tổ chức quy mô lớn, tối 24/1 (mùng 2 Tết Nguyên Đán 2023) năm nay, lễ hội Chợ Đình Bích La (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) diễn ra, thu hút đông đảo người dân và du khách khắp nơi về cầu may đầu năm.
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại ngày nay được lấp đầy bởi vô vàn sản phẩm của trí tuệ và khoa học. Chính những sản phẩm ấy cùng các phương pháp khoa học đã tạo nên cuộc cách mạng làm thay đổi cả thế giới.
(PLVN) - Từ tờ mờ sáng mùng 2 Tết, khu vực quảng trường thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) đã đông đúc du khách đến "check in" cùng linh vật mèo được xem là “hoa hậu mèo”.
(PLVN) - Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc đón Tết sớm hơn so với Tết Nguyên đán. Trong đó, người Hà Nhì (Mường Tè, Lai Châu) thường tổ chức từ đầu tháng 10 âm lịch và ngày đầu tiên trong một năm mới phải là ngày con rồng. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và các gia đình đi chúc Tết nhau sau một năm lao động, thu hoạch mùa vụ.