Đề xuất trình tự, thủ tục xử lý khẩn cấp sự cố đê điều

Đề xuất trình tự, thủ tục xử lý khẩn cấp sự cố đê điều
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) đang dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều.

Các sự cố đê điều cần phải xử lý khẩn cấp

Theo Bộ NN&PTNN, việc xây dựng kế hoạch, thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, đảm bảo phù hợp với hiện trạng công trình. Căn cứ khả năng nguồn vốn, hiện trạng đê điều, đặc thù của từng địa phương, cơ quan quản lý đê điều sẽ xác định nội dung ưu tiên để thực hiện, đảm bảo hiệu quả duy tu, bảo dưỡng hàng năm.

Xử lý khẩn cấp sự cố đê điều là xử lý những sự cố xảy ra gây nguy hiểm cho đê điều cần phải thực hiện để đảm bảo an toàn đê điều. Việc duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan, đảm bảo phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

Theo dự thảo, công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều bao gồm: Sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê; sửa chữa gia cố đường gom, đường hành lang chân đê, dốc lên xuống đê; sửa chữa, phát quang và trồng cỏ mái đê, cơ đê, chân đê, mái kè; bảo trì cỏ kỹ thuật trên đê; phát quang mái, chân đê, mái kè.

Đắp đất, trồng, duy trì, chăm sóc cây chắn sóng; khảo sát, phát hiện và xử lý mối và các ẩn hoạ trong đê; khoan phụt vữa gia cố chất lượng đê; kiểm tra đánh giá chất lượng cống dưới đê; xử lý các hư hỏng; nạo vét thượng, hạ lưu của cống dưới đê; kiểm tra hiện trạng kè bảo vệ đê; tu sửa các hư hỏng của kè; nạo vét rãnh thoát nước đỉnh kè.

Bổ sung, sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều gồm: Cột mốc trên đê; cột chỉ giới, cột thuỷ chí; công trình giới hạn tải trọng xe đi trên đê; biển báo về đê điều; trạm và thiết bị quan trắc, theo dõi; điếm canh đê; kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng chống lũ lụt, bão.

Sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều gồm: Công trình phân lũ, làm chậm lũ; công trình tràn sự cố; giếng giảm áp; hạt quản lý đê; bổ sung trang thiết bị tại các hạt quản lý đê;

Bổ sung, bảo dưỡng, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lũ lụt, bão liên quan đến đê điều; khảo sát địa hình, địa chất, khảo sát mặt cắt cố định ngang sông định kỳ, đo đạc sơ hoạ diễn biến lòng dẫn; đo đạc diễn biến bãi biển trước đê; bổ sung cơ sở dữ liệu về đê điều phục vụ công tác quản lý đê điều và phòng chống lũ lụt, bão.

Và các công việc khác có liên quan trực tiếp tới công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định tại Luật Đê điều, pháp luật có liên quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Về xử lý khẩn cấp sự cố đê điều, Bộ NN&PTNN đề xuất các sự cố đê điều cần phải xử lý khẩn cấp để đảm bảo an toàn hệ thống đê là các sự cố phát sinh trước, trong và sau mùa lũ, bão hàng năm gồm: Xử lý sạt trượt mái đê, mái kè; xử lý nứt đê; xử lý sập tổ mối trên đê; xử lý sụt, lún đê; xử lý đoạn bờ sông bị sạt trượt có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đê điều; xử lý rò rỉ, thấm, tổ mối và các khuyết tật khác của đê.

Xử lý lỗ sủi, mạch sủi, bãi sủi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt; xử lý trường hợp nước lũ tràn qua đỉnh đê; xử lý các sự cố hư hỏng cống qua đê; hàn khẩu đê.

Xử lý giếng giảm áp làm việc không bình thường gồm: tắc giếng; nước từ trong giếng, khu vực cát thấm lọc có hiện tượng nước đục và kéo theo bùn cát thoát ra ngoài.

Xử lý khẩn cấp các sự cố đê điều từ nguồn ngân sách trung ương

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ quy định về xử lý khẩn cấp các sự cố đê điều từ nguồn ngân sách trung ương.

Theo đó, trình tự, thủ tục xử lý khẩn cấp sự cố đê điều được thực hiện như sau: Ngay khi phát hiện sự cố đê điều, Hạt Quản lý đê kịp thời báo cáo về Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt bão, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai (Chi cục) và tổ chức thường xuyên canh gác, theo dõi diễn biến sự cố. Chi cục kiểm tra cụ thể vị trí xảy ra sự cố, báo cáo Sở NN&PTNN và đề xuất giải pháp xử lý.

Sở xem xét hồ sơ sự cố, báo cáo UBND tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn khu vực sự cố và trình Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai kèm theo hồ sơ, gồm báo cáo tình hình sự cố, phương án xử lý. Căn cứ đề nghị của UBND tỉnh, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai kiểm tra thực địa và xem xét có ý kiến về chủ trương xử lý và nguồn kinh phí.

Sau khi có ý kiến của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai về chủ trương xử lý và nguồn kinh phí xử lý đột xuất, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNN, Chi cục tổ chức lập bản vẽ và dự toán chi tiết trình Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thẩm định và phê duyệt phương án.

Đối với việc xử lý khẩn cấp sự cố đê điều, được tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 130 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Điều 13 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP và các quy định liên quan của pháp luật về xây dựng và đấu thầu; được giao hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu để lựa chọn nhà thầu.

Trường hợp phát hiện sự cố đê trong khi đang có bão, lũ phải sửa chữa ngay để bảo đảm an toàn hệ thống đê, Sở NN&PTNN báo cáo UBND tỉnh triển khai các biện pháp ứng cứu kịp thời, sau đó hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai xét duyệt. Hồ sơ thanh, quyết toán phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Đọc thêm

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.