Đề xuất 8 bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho khám, chữa bệnh

Ảnh minh họa: SK&ĐS
Ảnh minh họa: SK&ĐS
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, Bộ Y tế đề xuất Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh gồm 8 bệnh: Bệnh dại; Bệnh lao; Bệnh uốn ván; HIV/AIDS; Bệnh sốt rét; Bệnh do liên cầu lợn ở người; Bệnh than; Bệnh viêm não virus.

Tiêu chí lựa chọn bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách gồm: Tính chất nguy hiểm của bệnh; tỷ lệ tử vong, để lại di chứng cao so với các bệnh truyền nhiễm khác trong nhóm B. Chưa có vaccine hoặc khó tiếp cận vaccine. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Quản lý điều trị phức tạp; điều trị dài ngày. Thuốc, vật tư điều trị không sẵn có hoặc phổ biến trên thị trường. Khả năng chi trả của người bệnh đặc biệt đối với bệnh lưu hành ở khu vực có nhiều nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khó tiếp cận các dịch vụ y tế. Ảnh hưởng của bệnh đối với xã hội: dịch vụ chăm sóc y tế, nghỉ làm hoặc nghỉ học, sự quan tâm của cộng đồng.

Dự thảo nêu rõ, bệnh được đưa vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng 6/7 tiêu chí hoặc 5/7 tiêu chí và có tính đặc thù.

Dự thảo được Bộ Y tế lấy ý kiến đến ngày 24/12/2023.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.