Để tiếng kêu cứu của nạn nhân vang xa

Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình. (Ảnh: Báo Chính phủ)
Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình. (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Phần lớn nạn nhân của bạo lực gia đình lựa chọn sự im lặng, chưa từng bao giờ nghĩ tới việc trình báo chính quyền để được giúp đỡ hoặc nói cho người khác biết về tình trạng bạo lực mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, im lặng không phải giải pháp mà cần thiết phải phá bỏ sự im lặng đó, để tiếng kêu cứu của các nạn nhân vang xa mới là giải pháp để góp phần chấm dứt bạo lực gia đình.

Cơ chế “phá bỏ” sự im lặng với bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định cụ thể về địa chỉ, quy trình và cơ quan chức năng tiếp nhận tin báo về bạo lực gia đình (BLGĐ), đồng thời khuyến khích người dân, cộng đồng và các bên liên quan thực hiện việc tố giác khi phát hiện hành vi BLGĐ.

Cụ thể, luật quy định việc báo tin, tố giác có thể được thực hiện theo các hình thức như gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư; và trực tiếp báo tin.

Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi BLGĐ bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi BLGĐ; Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi BLGĐ; Cơ sở giáo dục nơi người bị BLGĐ là người học; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi BLGĐ; Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi BLGĐ; và Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống BLGĐ.

Đáng chú ý là quy định Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống BLGĐ để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi BLGĐ. Theo đó, Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống BLGĐ tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ thông qua điện thoại. Nội dung trên được nêu tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống BLGĐ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo.

Bên cạnh đó, Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống BLGĐ còn thực hiện các nhiệm vụ khác như liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng để kiểm tra thông tin, tố cáo, tố giác ban đầu về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ; Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố cáo, tố giác hoặc giới thiệu người bị BLGĐ tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được bảo vệ, hỗ trợ. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ người bị BLGĐ để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về vi phạm pháp luật trong phòng, chống BLGĐ. Ngoài ra, Tổng đài cũng thực hiện tư vấn, hỗ trợ người làm công tác phòng, chống BLGĐ và tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho thành viên gia đình về phòng, chống BLGĐ.

Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống BLGĐ được sử dụng chung số điện thoại 111, hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, không thu phí viễn thông đối với người gọi đến, gọi đi và phí tư vấn. Đồng thời, Tổng đài 111 cũng bảo đảm các nguyên tắc bảo mật thông tin khi nhận tin báo, tố giác. Cụ thể, mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh chỉ được phép cung cấp cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, sự an toàn của người cung cấp thông tin và người bị BLGĐ.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Tổng đài 111 có trách nhiệm chuyển ngay thông tin đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại và nguy cơ tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc căn cứ tính chất vụ việc phân công người tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của người bị BLGĐ theo quy định pháp luật để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp. Trường hợp người bị BLGĐ được xác định có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong thời hạn luật định từ khi nhận thông tin, Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cấm tiếp xúc.

Điều đáng chú ý là dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống BLGĐ cũng đề cập tới trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc báo tin, tố giác hành vi vi phạm. Cụ thể, các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi BLGĐ, hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống BLGĐ hoặc các địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi BLGĐ.

Đôi khi, “im lặng không phải là vàng”…

Cơ chế thông báo, tố giác góp phần ngăn chặn hành vi BLGĐ. (Ảnh: iStock Photo)
Cơ chế thông báo, tố giác góp phần ngăn

chặn hành vi BLGĐ. (Ảnh: iStock Photo)

BLGĐ là vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội từ nhiều nay và có xu hướng trầm trọng hơn, phức tạp hơn. Kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2021 cho thấy có tới 90,4% phụ nữ bị chồng bạo hành đã không tìm kiếm sự giúp đỡ của công an, tỉ lệ phụ nữ bị bạo hành tìm đến sự giúp đỡ chỉ là 4,8%; 1/3 số gia đình mỗi khi xảy ra vấn nạn BLGĐ thường không biết phải làm gì; khoảng 25% gia đình cho rằng, BLGĐ là việc riêng của hàng xóm, không nên can dự vào.

Tuy nhiên, sự im lặng không chấm dứt bạo lực mà chỉ giúp cho những hành vi này tiếp diễn ngày càng lâu dài và tồi tệ hơn, để lại những kết quả khôn lường, thậm chí tước đi tính mạng của chính các nạn nhân. Chưa kể, BLGĐ xảy ra với cả người lớn và trẻ em, ở cả phương diện tinh thần lẫn thể xác, với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Như vậy, trong những trường hợp này, im lặng không phải là giải pháp mà điều cần thiết là phải phá bỏ sự im lặng. Mỗi nạn nhân khi bị bạo hành, mỗi người dân khi chứng kiến hành vi bạo hành thì không nên im lặng, mà hãy lên tiếng, tìm đến pháp luật, tìm đến các cơ quan chức năng để được bảo vệ kịp thời.

Cùng với đó, cơ chế báo tin, xử lý tin báo, tố giác về hành vi BLGĐ được pháp luật quy định chặt chẽ về cả quy trình, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các bên liên quan, cho thấy mối quan tâm của các cấp chính quyền đối với việc ngăn chặn, phòng chống vấn nạn BLGĐ.

Đồng thời, công tác phòng, chống BLGĐ cũng cần tới sự tham gia, chung tay phối hợp của toàn xã hội. Theo Tài liệu tập huấn về Kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân BLGĐ dành cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu, UNDP và UNICEF tài trợ, phối hợp với Bộ Tư pháp Việt Nam thực hiện, hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân BLGĐ cần phải rất đa dạng. Bao gồm không chỉ các cơ quan bộ, ban, ngành các cấp từ Trung ương tới địa phương, các hội nhóm, đoàn thể, các cơ quan báo chí, truyền thông, mà còn cả mỗi cá nhân, gia đình, người đứng đầu các cộng đồng dân cư. Cụ thể, khi phát hiện BLGĐ, các cá nhân có thể thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc Tổng đài 111.

Các gia đình có hành vi BLGĐ diễn ra cũng không nên phớt lờ những tín hiệu mà nên kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực để nhận được sự giúp đỡ. Người đứng đầu cộng đồng dân cư như Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố cũng có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về BLGĐ khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về BLGĐ

Đọc thêm

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Bảo vệ trẻ em trước “bóng ma xâm hại” trên không gian mạng

Trẻ em dễ trở thành đối tượng bị bạo lực và lạm dụng tình dục trên mạng. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Năm 2016, “Thử thách cá voi xanh” (Blue Whale Challenge) từng là hiện tượng mạng nhanh chóng lan rộng ra khắp các nền tảng phổ biến khác trên toàn thế giới như Facebook, Instagram, Snapchat… Khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”, trong vòng 50 ngày, người chơi sẽ phải làm theo những nhiệm vụ mà những “người quản lý” đưa ra, với mức độ từ dễ đến khó theo thời gian, cao nhất là tự sát. Đa số những người quản lý và người chơi đều ở độ tuổi đang đi học và đã có rất nhiều đứa trẻ đã chết khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”…

Những bài học đau xót vì “anh hùng bàn phím”

Một trong những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất do lực lượng “anh hùng bàn phím” trên mạng chính là các em thiếu niên. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của không gian ảo đang lộ rõ qua vấn nạn bạo lực mạng. Những lời chỉ trích, mỉa mai, hay công kích vô căn cứ từ những “anh hùng bàn phím” không chỉ gây tổn thương mà còn để lại những hậu quả khủng khiếp đối với tâm lý, tinh thần và sức khỏe của nạn nhân, đặc biệt là các bạn trẻ.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) - Tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 6 (Khoá XIII) diễn ra sáng 13/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã phát động phong trào thi đua yêu nước tới các cấp Công đoàn, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…