Để phụ nữ và trẻ em không còn là nạn nhân của bất công

Phụ nữ và trẻ em thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, dễ bị rủi ro và đối xử bất bình đẳng. (Ảnh: Nguyễn Hiếu)
Phụ nữ và trẻ em thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, dễ bị rủi ro và đối xử bất bình đẳng. (Ảnh: Nguyễn Hiếu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phụ nữ và trẻ em thuộc nhóm yếu thế, có thể gặp nhiều thiệt thòi, chịu bất công và trở thành nạn nhân của nhiều tác động tiêu cực như bạo lực, bất bình đẳng, đói nghèo, dịch bệnh…

Phụ nữ và trẻ em vẫn chịu nhiều định kiến, rủi ro

Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), phụ nữ và trẻ em gái chiếm tới 49,7% dân số toàn cầu. Tuy nhiên, đó đây trên khắp thế giới, tình trạng bất công, bất bình đẳng còn khá phổ biến, khiến nhiều phụ nữ và trẻ em gái không được đi học, làm việc và giữ các vị trí lãnh đạo. Nhiều phụ nữ và trẻ em vẫn sống trong nhiều định kiến xã hội, trong sự đói nghèo và rủi ro rình rập.

Tại Việt Nam, chúng ta đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện đời sống phụ nữ, xoá bỏ nhiều rào cản, bảo vệ trẻ em, nhưng trong nhiều lĩnh vực, bước chân của sự tiến bộ vẫn còn chậm, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của nhiều tiêu cực trong xã hội.

Thực trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn tiếp diễn và gây ra nhiều hệ luỵ đau đớn. Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2012 đến nay, lực lượng chức năng đã giải cứu, tiếp nhận, xác minh 8.112 nạn nhân. Nếu tính từ năm 2004 đến nay, có 13.857 nạn nhân bị mua bán, trong đó có trên 90% là phụ nữ, trẻ em.

Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hoặc kinh tế.

Còn theo báo cáo từ Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, trong 4 tháng đầu năm 2023, thống kê thông qua các vụ việc cơ quan công an thụ lý, xác minh và giải quyết cho thấy, xu hướng xâm hại trẻ em năm 2023 gia tăng so với năm 2022. Theo đánh giá của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, sau 19 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến. Trong đó, đã tư vấn 469.408 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bạo lực, mua bán, bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em. Trong số 9.601 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.194 ca bạo lực trẻ em, chiếm 43,68%; 2.472 ca về xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 25,75%; tiếp đến là 748 ca về trẻ em bị bóc lột, chiếm 7,79%; 267 ca trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, xao nhãng.

Về việc làm, cũng theo thống kê từ Bộ LĐ-TB&XH, khoảng cách thu nhập theo giới của Việt Nam có xu hướng giãn rộng khi mà tiền lương bình quân tháng của lao động nam cao hơn nữ trung bình là khoảng 2,0 triệu đồng.

Một số đơn vị, lĩnh vực còn hạn chế, phân biệt đối xử khi tuyển dụng đối với phụ nữ. Nhiều trẻ em nước ta vẫn bị bóc lột, vắt kiệt sức lao động vì nhiều lý do: Hoàn cảnh khó khăn phải mưu sinh, bị bóc lột bởi các nhóm, tổ chức lợi dụng sức lao động trẻ em để làm việc bất chính, hoặc thậm chí chính bản thân gia đình, người thân là đối tượng lợi dụng, bóc lột các em để kiếm tiền.

Nỗ lực để đổi thay

Ý thức được những vấn đề còn tồn tại, trong những năm qua, các đơn vị, tổ chức trong nước cũng như quốc tế đã có những hành động mạnh mẽ vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Vừa qua, cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã phối hợp xây dựng "Hướng dẫn quy trình và cách thức hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị bạo lực và mua bán người" dành cho cán bộ Hội phụ nữ các cấp, nêu cao tầm quan trọng của sự phối kết hợp với các đơn vị khác như ngành Tư pháp, Công an, Y tế… để cùng giải quyết hiệu quả các trường hợp bị bạo lực và bị mua bán.

Đồng thời, mới đây, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã có một số điểm mới, trong đó bổ sung nhiều quy định về quy tắc giao thông liên quan đến ưu tiên, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai…

Tại Hội nghị tổng kết Cụm thi đua Hội LHPN 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 vừa mới diễn ra, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga đã đề cập đến những vấn đề “nóng” trong xã hội hiện nay như cháy nổ chung cư, tình trạng trẻ em đuối nước, bạo hành phụ nữ, bạo lực học đường…, trong đó, các nạn nhân hầu hết là phụ nữ, trẻ em. Vì thế, bà Hà Thị Nga đề nghị Hội LHPN 5 thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường nắm bắt tình hình trên địa bàn, các đơn thư khiếu kiện liên quan đến phụ nữ và trẻ em, từ đó tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tuyên truyền, trang bị kỹ năng cho hội viên, phụ nữ.

Để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em đạt được tiến bộ và công bằng trong xã hội, còn cần đến nhiều giải pháp đồng bộ khác như đầu tư vào giáo dục cho phụ nữ và trẻ em để nâng cao kiến thức và kỹ năng; tạo cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ và hỗ trợ khởi nghiệp, khuyến khích môi trường làm việc công bằng và cơ hội nghề nghiệp bình đẳng; xoá bỏ các rào cản để phụ nữ và trẻ em cùng được hưởng những quyền lợi mọi mặt trong xã hội…

Đọc thêm

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.