Để những ngày mai không còn hối tiếc...

Chữ hiếu chính là tình yêu thương, sự quan tâm chân thành của người con dành cho ông bà, cha mẹ. (Bà Phạm Thị Trường và bố chồng, nguồn: Vietnamnet)
Chữ hiếu chính là tình yêu thương, sự quan tâm chân thành của người con dành cho ông bà, cha mẹ. (Bà Phạm Thị Trường và bố chồng, nguồn: Vietnamnet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam từ bao đời nay. Dù hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhưng vẫn còn đó những câu chuyện cảm động tấm lòng thơm thảo của những người con đã 50, 60, 70 tuổi, nhưng vẫn chăm bẵm từng miếng cơm, thủ thỉ lời tâm tình, yêu thương với cha mẹ của mình.

“Em bé” của các con

Dân gian có câu “người già với trẻ con là một”, để nói khi về già, con người có rất nhiều sự thay đổi, lúc quên, lúc nhớ. Họ cần được con cháu quan tâm, chăm sóc, nâng niu, yêu thương như một đứa trẻ con.

Mới gần đây, câu chuyện của gia đình anh Đỗ Văn Hương (50 tuổi, trú tại Hà Nội), chăm sóc người mẹ già Ninh Thị Còi (97 tuổi) nhận được nhiều sự yêu mến của cộng đồng mạng. Được biết, gia đình anh quê ở Nam Định, có đông anh chị em trong nhà. Tất cả các thành viên trong đại gia đình của anh đều rất yêu mến mẹ. Do tuổi già, bà Ninh Thị Còi mắc bệnh sa sút trí tuệ, lúc nhớ, lúc quên. Là người sống gần gũi với bố mẹ nhất, nên anh Hương đề nghị anh chị cho phép nhận việc chăm sóc mẹ.

Được sự nhất trí của anh chị trong nhà, anh Hương đưa mẹ từ Nam Định lên Hà Nội ở chung với vợ chồng anh. Anh chia sẻ rất nhiều video lên mạng xã hội. Là một người con trai, nhưng anh sống vô cùng tình cảm với mẹ. Anh cho biết, chăm sóc người già không phải là một công việc dễ dàng. Có những lúc mẹ anh cáu gắt, buồn tủi, khóc tu tu giống như một đứa trẻ con. Anh lại phải kiên nhẫn dỗ mẹ. Lúc thì anh trêu chọc bà, lúc lại nói lời ngon ngọt, khi thì ôm hôn. Cũng vì vậy, anh đặt cho bà biệt danh “Em bé U”.

Câu chuyện thứ hai, là tấm lòng “thơm thảo” bà Phạm Thị Trường (71 tuổi) ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã hơn 4 năm nay chăm sóc bố chồng là ông Đỗ Đình Thoa (92 tuổi). Được biết, bà Trường về làm dâu năm 21 tuổi, sinh được 7 người con. Bà đã sống với bố mẹ chồng từ ngày đầu làm dâu tới nay. Đến năm chồng bà 45 tuổi, ông qua đời, để lại mẹ góa con côi. Khoảng năm 2020, mẹ chồng bà bị bại liệt rồi ra đi.

Bà đã từng đón bố chồng lên ở với người con trai thứ của mình. Tuy nhiên, do không quen nhà cửa, ông ở được một thời gian rồi dứt khoát đòi về. Thương bố chồng, bà cũng thu dọn hành lý trở về tiện chăm sóc ông. Cứ như vậy, bà trở thành tấm gương dâu thảo của xóm, làng.

Bà cho biết, bố chồng đã có tuổi, lãng tai, vì vậy rất ít nói. Tuy nhiên, sức khỏe và tinh thần của ông Thoa tương đối tốt. Ông có khả năng tự vệ sinh cá nhân, tắm, giặt quần áo. Ông nấu ăn rất ngon, thường được con dâu ca ngợi hết lời. Những lúc như vậy, ông cũng vui mừng như một đứa trẻ. Chính bà Trường được “ăn ké” những hôm bố chồng trổ tài nấu ăn. Bà cũng chia sẻ, thú vui giải trí duy nhất của bố chồng đó là được bật ti vi, ngồi thư thả xem những chương trình yêu thích.

Hạnh phúc của người có tuổi được sống trong tình yêu thương của con cháu. (Ảnh cụ Nguyễn Thị Quý trong lễ mừng thọ, nguồn: Vnexpress)

Hạnh phúc của người có tuổi được sống trong tình yêu thương của con cháu. (Ảnh cụ Nguyễn Thị Quý trong lễ mừng thọ, nguồn: Vnexpress)

Một câu chuyện khác của ông Nguyễn Đình Bin hơn 80 tuổi (một cán bộ nhà nước đã về hưu, sinh sống tại Hà Nội) và người mẹ là cụ Nguyễn Thị Quý 104 tuổi. Gia đình ông vốn có truyền thống cách mạng, bố ông, chú ông đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Hiện tại, ông là chỗ dựa duy nhất cho người mẹ của mình. Dù đã hơn 100 tuổi, nhưng cụ Quý vẫn còn rất minh mẫn, nhanh nhẹn, cụ vẫn có thể chào hỏi khách, nhận ra mọi người.

Để giữ được sức khỏe tốt nhất cho cụ Quý, gia đình ông Nguyễn Đình Bin có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho cụ. Ông từng chia sẻ khi mới đưa cụ lên Hà Nội ở không lâu, cụ Quý bị ngứa do viêm da cơ địa do tuổi già. Dùng nhiều loại thuốc vẫn không khỏi, ông nấu nước trà xanh, pha muối, ngày ngày tắm cho mẹ. Sau khoảng một tháng thì bệnh dứt hẳn.

Cả hai mẹ con đều thích canh cua, cà pháo, tép rang, cá kho... Những năm đầu chưa có người giúp việc, hàng ngày ông Bin tự đi chợ, nấu cơm, chỉ mong mình làm thì mẹ sẽ chịu ăn nhiều hơn một chút. Ông cho biết, những vấn đề khác của mẹ, ông luôn lắng nghe, tôn trọng, đáp ứng mẹ. Nhưng riêng chuyện ăn uống thì ông buộc phải “độc tài” vì mẹ ít chịu ăn.

Cùng với đó, ông Bin thường xuyên tâm sự, trò chuyện cùng mẹ mình. Để có một sức khỏe tốt nhất, trước đây ông hay tập yoga rèn luyện sự dẻo dai. Sau này, khi đã có tuổi, ông chuyển sang bộ môn đi bộ mỗi ngày. Ông cho biết, mình phải khỏe mới có thể chăm sóc mẹ cho đến hết cuộc đời này, để vẹn toàn chữ hiếu, báo đáp tình yêu thương mẹ đã dành cho ông.

Tình yêu thương là “liều thuốc” đẹp nhất

Phải nói rằng, đối với các cụ già, khỏe mạnh, hạnh phúc nhất chính là nhận được tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc từ con cháu trong gia đình. Đây chính là liều thuốc tốt nhất, để các cụ sống lâu trăm tuổi, minh mẫn, tỉnh táo.

Anh Đỗ Văn Hương chia sẻ những câu chuyện “dở khóc, dở cười” về người mẹ già của mình. Như có hôm, bà đòi gặp bố mẹ của mình. Anh dỗ thế nào cũng không nghe, đành phải ngon ngọt nói: “U 100 tuổi rồi mà còn đòi bố mẹ thì con biết tìm đâu ra bây giờ? Để con qua châu Âu đòi cho. Nào uống hết cốc sữa này rồi con đi tìm”. Nói là “trách yêu” vậy, chứ anh Hương vẫn vô cùng yêu mẹ mình.

Anh cho biết, được chăm sóc mẹ già là một phúc lớn đối với anh. Ở tuổi gần 60, anh vẫn được mẹ ôm vào lòng, được mẹ thơm lên má, hỏi thăm, chờ đợi ở nhà mỗi ngày. Vì vậy, không chỉ anh mà ngay cả vợ anh cũng rất yêu mến bà cụ. Mỗi ngày, trước khi đi làm, hai vợ chồng nấu sẵn bữa cơm nóng hổi cho bà. Đến trưa, vợ chồng anh tranh thủ về sớm cơm nước, ngồi ăn chung với bà. Đến tối, bà cụ rất hạnh phúc với mâm cơm đông đủ con cháu, quây quần ấm áp.

Đến 60, 70 tuổi, vẫn có những người con ân cần, chu đáo chăm sóc cha mẹ trăm tuổi của mình.(Anh Đỗ Văn Hương và mẹ, nguồn: Báo Thanh Niên)

Đến 60, 70 tuổi, vẫn có những người con ân cần, chu đáo chăm sóc cha mẹ trăm tuổi của mình.(Anh Đỗ Văn Hương và mẹ, nguồn: Báo Thanh Niên)

Nhờ có bà Còi, gia đình anh ngày càng thêm nối kết tình yêu thương với nhau. Anh cũng cho biết, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng đủ chất, lành mạnh, tình cảm gia đình là “liều thuốc vạn năng” để các cụ già luôn sống vui khỏe. Anh Hương thường xuyên chia sẻ hình ảnh hai mẹ con trên mạng xã hội và nhận về hàng nghìn lượt yêu thích. Anh tâm sự đó là sự lan tỏa tình yêu thương, tấm lòng hiếu thảo của người con dành cho bố mẹ. Từ đó, anh muốn những người còn cha mẹ hãy luôn trân trọng giây phút quý giá, đặc biệt là với người trẻ.

Đối với bà Phạm Thị Trường, được nhiều người biết đến với câu chuyện bà đã bên cạnh bố chồng trong ngày nước lũ. Vào mùa mưa lũ dâng cao vào tháng 8 vừa qua ở miền Bắc. Khu vực Chương Mỹ, Hà Nội của bà chịu ngập úng nặng nề. Hơn một tuần, hai bố con bà bám trụ trong căn nhà nhỏ đơn sơ. Khi nước vừa bắt đầu rút bớt, bà mới ra ngoài làm và được con cái biếu quả dưa hấu, quả mít.

Trong 8 đến 9 ngày mưa lũ, bà dành thời gian chăm lo cuộc sống cho bố chồng. Gia đình bà được hỗ trợ hai thùng mì gói và mấy chai nước lọc. Dù mưa to, gió lớn, bà vẫn vừa làm việc nhà, làm tương, vừa chăm sóc bố.

Bà cho biết, bản thân chăm sóc bố chồng vì chữ hiếu, đạo nghĩa làm dâu, làm người. Mỗi tháng, bố chồng bà được hỗ trợ 400 nghìn đồng, bà thường dành để mua đồ ăn, quà bánh bồi dưỡng cho ông. Còn bà trồng rau dưa, làm ít đồ để bán kiếm thêm thu nhập. Bà Trường tâm sự, các con của bà rất hiếu thảo, nhưng bà không muốn sống dựa dẫm vào con cái nên vẫn dành thời gian để làm các công việc đồng áng nhẹ nhàng.

Và đó là câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Đình Bin. Cứ mỗi khi nhắc đến mẹ là ông lại ứa nước mắt vì thương. Thương cụ dành cả tuổi thanh xuân “vừa làm cha, vừa làm mẹ” thay chồng nuôi con, dạy con. Vì vậy, sau này, khi có điều kiện ông mong muốn dành cho mẹ những điều tốt đẹp nhất.

Từ lúc nghỉ hưu ông Bin đã đưa mẹ đi chơi khắp nơi. Năm 2011, ông đưa mẹ ra Côn Đảo, thăm trại tù số 3, nơi người chú từng bị cầm tù hơn 2 năm. Lúc bay đi Côn Đảo cụ Quý 91 tuổi, phải ký giấy cam kết với hàng không vì tuổi quá cao. Thế mà suốt hành trình cụ đi phăm phăm, chẳng hề mệt mỏi.

Năm 2015, ông đưa mẹ đi một chuyến dài ngày bằng đường bộ, thăm từ Nghệ An, Huế, Đà Nẵng đến Hội An. Cụ Quý tự mình leo lên cả đỉnh Lăng Khải Định cao nhất. Rong ruổi trên xe hơi gần chục ngày mà bà vẫn khỏe, vẫn vui... Ngày mừng thọ tròn một trăm tuổi, ông Bin đưa mẹ về quê. Buổi sáng gia đình làm lễ chúc thọ các cụ cao niên do Hội người cao tuổi xã tổ chức. Buổi chiều đón người thân, bạn bè đến thăm hỏi, chúc mừng.

Tình yêu thương dịu dàng, sâu lắng của ông Bin dành cho mẹ chính là một món quà vô giá để cụ Quý có những năm tháng tuổi già hạnh phúc, bình yên và ấm áp.

Đọc thêm

Nữ chiến sĩ trên mặt trận không gian mạng và sứ mệnh thời 4.0

Chương trình “Nâng bước chân em tới trường” hỗ trợ xe đạp cho học sinh khó khăn. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, phụ nữ không chỉ là những người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình mà còn là chiến sĩ quả cảm trên các mặt trận đầy cam go, bao gồm cả tác chiến không gian mạng. Với bản lĩnh kiên cường, trí tuệ sắc bén và tinh thần nhân ái, họ luôn khẳng định vai trò tiên phong, đóng góp vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng hình ảnh đẹp đẽ của “Bộ đội Cụ Hồ” thời đại mới.

Lan tỏa niềm tin, dựng 'thế trận lòng dân' trong kỷ nguyên số

Thượng tá Trần Quang Huy, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung tâm 586 trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới tỉnh Sơn La. (Ảnh: Trung tâm 586)
(PLVN) - Cùng với công tác dân vận mang tính truyền thống, công tác dân vận trên Internet và mạng xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của những chiến sĩ tác chiến không gian mạng mà còn là sứ mệnh xây dựng cầu nối niềm tin giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Một buổi lên lớp của Đại úy Lò Văn Thoại. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ nạn và nạn tảo hôn, biết làm ăn để đời sống ngày một no ấm…

Vực dậy sau khủng hoảng sự nghiệp

Thất bại trong quá khứ có thể trở thành một “cú hích” cho sự đột phá trong sự nghiệp, nếu biết chấp nhận và đổi thay. (Ảnh: AT)
(PLVN) - Khủng hoảng trong công việc, sự nghiệp là điều mà rất nhiều người có thể gặp phải trong giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua. Đây không chỉ là cú sốc về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, giá trị bản thân và cảm hứng sống. Nhưng chính những giai đoạn gian nan ấy là cơ hội để mỗi người tìm lại chính mình và tái sinh mạnh mẽ hơn.

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf.gov.vn
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trên biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới, trong khi đó khu vực Trung và Nam Trung Bộ sắp đón đợt mưa vừa, mưa to.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.