Nơi nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp: Đó chính là gia đình!

Các thành viên trong gia đình cùng nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp. (Nguồn: ND)
Các thành viên trong gia đình cùng nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp. (Nguồn: ND)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gia đình là nơi mỗi con người được rèn luyện, phát triển theo hướng chân - thiện - mỹ, từ đó hình thành văn hóa gia đình. Sự tồn tại của mỗi cộng đồng, làng, nước phụ thuộc vào sự tồn tại, phát triển của gia đình, vì gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Giáo dục gia phong, gia lễ, gia đạo

Tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình tháng 10/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”.

Đảng ta cũng đã nhiều lần khẳng định, “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn hết sức hệ trọng của dân tộc và thời đại”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII một lần nữa nhấn mạnh, cần “xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh là những giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong thời đại mới được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tổng Bí thư khẳng định, hệ giá trị gia đình có vai trò rất quan trọng định hình giá trị con người Việt Nam, gắn với hệ giá trị văn hóa và cao hơn là hệ giá trị quốc gia. Con người chuẩn mực, gia đình hạnh phúc, xã hội bình yên thì quốc gia mới hùng cường, phồn vinh. Bởi trụ cột của văn hóa Việt Nam chính là nhà - làng - nước. Khi gia đình là tổ ấm, ông bà, cha mẹ mẫu mực, đó là nơi tuyệt vời nhất bồi đắp nhân cách, tâm hồn con người, là động lực để mỗi người cống hiến cho xã hội, cho đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9, khóa XI đã đề ra chủ trương: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”. Gần đây, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, trong mục tiêu cụ thể, nhấn mạnh nhiệm vụ “kế thừa và phát huy tinh hoa của văn hóa gia đình truyền thống, để xây dựng văn hóa gia đình hiện đại, văn minh”; đồng thời chú trọng việc “xây dựng quy chế, nội quy, bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong: gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, tổ chức xã hội... nhằm hình thành các chuẩn mực về văn hóa đạo đức, hành vi ứng xử...”.

Gia đình nhiều thế hệ hạnh phúc trong một mái nhà

Đại gia đình hòa thuận của cụ Đỗ Thị Dụ. (Ảnh: NVCC)

Đại gia đình hòa thuận của cụ Đỗ Thị Dụ. (Ảnh: NVCC)

Xây dựng gia đình văn hóa là nội dung nòng cốt của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xưa nay, về mặt đạo đức, luân lý, giao tiếp, ứng xử... trong gia đình, con người coi trọng cách thức thực hiện của từng thành viên nhằm làm cho gia đình ổn định, hòa thuận để hòa nhập vào cộng đồng, đất nước. Một trong những cách làm đạt hiệu quả là tạo ra cho gia đình một trật tự trên dưới phân minh, không xảy ra tình trạng bình đẳng thái quá, người nói không có kẻ nghe. Trật tự đó được gọi là gia lễ. Tuy nhiên, trật tự, phép tắc này ở Việt Nam, nhất là trong thời đại hiện nay, không phải được duy trì bằng cách áp đặt, pháp trị, mà là đức trị, là quan hệ tình cảm, huyết thống.

Những việc làm tốt, những lề lối ứng xử văn hóa không phải chỉ dạy “suông” mà thành công. Trong mỗi gia đình, ông bà, bố mẹ phải chỉ bảo hàng ngày thông qua từng hành động, cách đối nhân xử thế cụ thể của mình thì con cháu mới “thấm” và tạo thành nếp nhà, nết người.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong một gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống là một điều rất đáng quý.

Điển hình như gia đình cụ Đỗ Thị Dụ ngoài 80 tuổi, ở Hà Đông (Hà Nội) rất tự hào về gia đình với 4 thế hệ tổng có 39 thành viên cùng chung sống dưới 1 mái nhà gồm 11 con trai, con gái, con dâu, con rể, 15 cháu trai, cháu gái, cháu dâu, cháu rể và 12 chắt. 4 thế hệ với những cách sống, suy nghĩ khác nhau nhưng các thành viên trong gia đình cụ luôn biết cách ứng xử để giữ hòa khí, yêu thương, tôn trọng và giúp nhau. Bên cạnh đó, các thành viên còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Bà Nguyễn Thị Thỏa, Nghệ nhân Ưu tú phường múa rối nước dân gian Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã chia sẻ gia đình 4 thế hệ sống hạnh phúc: “Trong một gia đình nhiều thế hệ, các thành viên trong gia đình tôi luôn biết cách ứng xử để giữ hòa khí, yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ nhau. Ngoài việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước, các thành viên gia đình tôi còn tích cực tham gia hoạt động và phong trào của địa phương, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, hiện đại…”.

Ông Điểu Méc, ấp Thuận Tiến, xã Thuận Lợi huyện Đồng Phú (Bình Phước) tâm sự: “Gia đình tôi luôn giáo dục con cái giữ gìn văn hóa của dân tộc mình, như ở nhà thì nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của người S’Tiêng, dạy cho các con, các cháu biết dệt thổ cẩm, biết làm nỏ, đan gùi, qua đó những nét đẹp truyền thống của dân tộc luôn được giữ gìn trong gia đình. Ngoài ra, từ tôi đến con gái, con trai đều là những vận động viên bắn nỏ tiêu biểu của huyện Đồng Phú, đây là môn thể thao truyền thống của người S’Tiêng, từ đó từng thành viên trong gia đình thấy gần gũi, gắn kết với nhau hơn”.

Còn gia đình bà Hoàng Múi Nảy, thôn Nà Mò, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) là gia đình người Dao có 3 thế hệ. Bà thường xuyên bảo ban con cháu gìn giữ phong tục của người Dao như: làm men lá nấu rượu, cách làm thuốc đông y của người Dao.

Gia đình bà Ngô Thị Hồng ở thị trấn Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đã thể hiện nét đẹp, tình đoàn kết, yêu thương, giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam. Nhiều năm qua gia đình bà Hồng luôn được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu. Sống trong gia đình có 4 thế hệ với 7 thành viên cùng chung sống, bà Hồng đã hoàn thành tốt trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, người bà trong việc chăm lo, nuôi dạy các con, các cháu sống sống hòa thuận, vui vẻ, xây dựng gia đình hạnh phúc. Hiện tại người con trai và con dâu của bà đều tham gia công tác tại cơ quan nhà nước, trên mỗi cương vị công tác, các con của bà luôn cố gắng khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt công việc được giao, các cháu nội đều chăm ngoan, học giỏi.

Hiện nay, các địa phương đều chú trọng xây dựng “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”,... tạo môi trường tôn vinh những giá trị truyền thống của gia đình. Các địa phương còn tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc, Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Ngày Gia đình Việt Nam với những chủ đề thiết thực. Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành thường xuyên nêu gương, khen thưởng cho những gia đình mẫu mực; đồng thời, lên án, đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn, phê phán hành vi vi phạm pháp luật về gia đình, ngăn ngừa các thông tin, sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập, “gạn đục, khơi trong” góp phần điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi gia đình.

Mỗi gia đình luôn đề cao truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người; chú trọng giáo dục đức tính cần cù, chịu khó trong lao động và ý chí khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Nhiều gia đình đã quan tâm thực hành văn hóa truyền thống gia đình vào dịp lễ, Tết, duy trì các sinh hoạt văn hóa gia đình, làm cho các giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống được trao truyền một cách tự nhiên cho thế hệ trẻ; góp phần hình thành lối sống lành mạnh, xây dựng và phát triển nhân cách con người; gìn giữ, phát huy cốt cách của con người Việt Nam, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống hiện đại.

Đọc thêm

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...

Độc đáo làng đá miền biên viễn

Ngôi nhà sàn đá Khuổi Ky dưới chân Thác Bản Giốc. (ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Đối với người dân tộc Tày những ngôi nhà sàn bằng đá, mái ngói âm dương không chỉ tạo nên nét cổ kính nhuốm màu huyền thoại cho ngôi làng vùng biên viễn, mà còn là hướng đi của phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng, để cuộc sống tốt đẹp hơn.

GHPGVN kêu gọi Tăng Ni, Phật tử hiến mô tạng cứu người

GHPGVN kêu gọi Tăng Ni, Phật tử hiến mô tạng cứu người
Đó là chia sẻ của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, vào sáng nay - 25/6, tại lễ ký kết phối hợp Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi của Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và GHPGVN.

Anh điền tên vào vòng 1/8

Đội tuyển Anh đặt trọn niềm tin có 3 điểm trước Slovenia. Ảnh Euro
(PLVN) -Trước đối thủ dưới cơ là Slovenia, đội tuyển Anh gần như chắc suất vào vòng đấu loại trực tiếp.

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Mái chùa vang tiếng học vần

Mái chùa vang tiếng học vần
Hoạt động dạy và học chữ viết Khmer cho con em đồng bào dân tộc mỗi dịp hè trong các ngôi chùa Khmer ở Bạc Liêu thúc đẩy nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu tinh thần của đồng bào phật tử Khmer trong tỉnh.

Sắp diễn ra Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định

Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra tại phố biển Quy Nhơn (Ảnh: Dũng Nhân).
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa phát thông tin về Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 với chủ đề “Bình Định - Khát vọng biển”. Đây là chuỗi sự kiện giải trí, văn hóa, du lịch, ẩm thực đặc sắc lần đầu được tổ chức tại phố biển Quy Nhơn vào ngày 11 - 15/7.

Độc đáo cuộc thi 'hoa hậu' lê Tai Nung tại Lào Cai

Trao giải "Hoa hậu" lê cho các chủ vườn được Ban giám khảo chấm điểm cao. Ảnh: Quốc Hồng
(PLVN) - UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) vừa tổ chức lễ hội trải nghiệm thu hoạch lê VH6 năm 2024, tại xã vùng cao Nậm Pung. Đây là một trong những Lễ hội được trông chờ nhất năm, thu hút khách du lịch khắp nơi trong và ngoài nước tới tham dự.

Trận đấu 'sống còn'

Nhà đương kim vô địch phải có điểm khi đối đầu với Croatia. Ảnh Euro
(PLVN) - Cả 3 đội Italia, Croatia và Albania đều có cơ hội đi tiếp nên đây sẽ là những trận đấu sống còn.