Đề nghị kéo dài thời gian hỗ trợ doanh nghiệp đến tháng 6/2022

Sớm nhất thì phải đến quý I năm 2022, các hoạt động kinh tế mới có thể trở lại trạng thái bình thường mới.
Sớm nhất thì phải đến quý I năm 2022, các hoạt động kinh tế mới có thể trở lại trạng thái bình thường mới.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề nghị điều chỉnh thời hạn áp dụng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sang đến hết tháng 06/2022.

Hôm nay - 6/8, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã ký văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý vào Dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Tại văn bản này, Chủ tịch VCCI nhắc đến kết quả điều tra đối với gần 12 nghìn DN tại 63 tỉnh, thành phố mà VCCI tiến hành cuối năm 2020 và cho biết, các nhóm giải pháp hỗ trợ về thu ngân sách là nhóm giải pháp có hiệu ứng và tác động tốt nhất với các DN. “Tỷ lệ DN thực tế tiếp cận được và đánh giá cao về tính hiệu quả, sự hữu ích đều cao hơn hẳn các nhóm giải pháp khác hỗ trợ về vốn, về cho vay trả lương cho người lao động… “ - Văn bản của VCCI khẳng định.

Các giải pháp hỗ trợ được nêu trong Dự thảo Nghị quyết gồm: Giảm thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế TNDN có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng; Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2021 đối với DN trong một số ngành, lĩnh vực; Giảm số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế.

Chủ tịch VCCI cho rằng, thời hạn áp dụng cho các giải pháp hỗ trợ này chỉ giới hạn trong năm 2021. Trong khi, từ năm 2020 đến nay, Việt Nam trải qua 04 đợt dịch bùng phát và đợt dịch bùng phát từ tháng 04/2021 trở lại đây đang ảnh hưởng rất nặng nề đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN.

Chính phủ đang thúc đẩy các hoạt động để mua vắc xin và thực hiện tiêm chủng trong toàn dân. Theo kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 08/7/2021 thì dự kiến đến hết quý I năm 2022, 70% dân số nước ta được tiêm vắc xin phòng COVID-19 để đạt miễn dịch cộng đồng (đặt trong trường hợp Việt Nam sẽ có đủ 150 triệu liều vắc xin trong giai đoạn này và hoạt động tiêm chủng thực hiện theo đúng tiến độ).

“Như vậy, sớm nhất thì phải đến quý I năm 2022, các hoạt động kinh tế sẽ trở lại trạng thái bình thường mới, DN sẽ dần khôi phục được tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, để đảm bảo tính hiệu quả và ổn định của chính sách hỗ trợ, để những chính sách này có hiệu lực thực tế, đề nghị điều chỉnh thời hạn áp dụng các biện pháp hỗ trợ sang đến hết tháng 06/2022…” - Chủ tịch VCCI đề xuất.

VCCI cũng cho rằng, theo dự thảo, mức giảm thuế VAT cho các loại hình dịch vụ (như du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, chiếu phim…) là 30%. Mức này cần được mở rộng ra đến 50% để tạo ra hiệu ứng tác động lớn hơn và cú hích hồi phục mạnh hơn với các ngành đang chịu ảnh hưởng cực kỳ nặng nề bởi dịch bệnh này.

Tại Văn bản này, VCCI cũng đề nghị mở rộng đối tượng được giảm thuế TNDN thep quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017 (các DN có tổng doanh thu của năm 2020 không quá 300 tỷ đồng thay vì 200 tỷ đồng như dự thảo Nghị quyết).

Đồng thời đề nghị đề nghị bổ sung các giải pháp hỗ trợ DN các chi phí về phòng chống dịch bệnh trong quá trình duy trì sản xuất “3 tại chỗ", ít nhất là tại các địa phương và trong thời kỳ giãn cách tại một số nơi theo Chỉ thị 16/CT-TTg, thành khoản được hỗ trợ từ ngân sách, được khấu trừ trong các khoản nộp ngân sách kỳ tiếp sau.

“Đây là giải pháp hỗ trợ trực tiếp và thiết thực dành cho các DN gặp khó khăn về dịch bệnh nhất. Chính sách này cũng rất công bằng, những DN nào cố gắng cao nhất để thực hiện chủ trương của Chính phủ về duy trì mục tiêu kép thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ và DN nào nỗ lực duy trì được càng nhiều việc làm thì được Nhà nước hỗ trợ càng lớn…” - văn bản của VCCI nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ sẽ làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp

Văn phòng Chính phủ vừa gửi Công điện tới các bộ, ngành, địa phương và DN về cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Cụ thể, vào Chủ nhật - 8/8/2021, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện DN, hiệp hội DN và các địa phương về các gói giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của DN trong bối cảnh đại dịch. Cùng dự với Thủ tướng có các Phó thủ tướng.

Theo yêu cầu của Thủ tướng, tham dự Hội nghị, ngoài lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, VCCI, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), sẽ có đại diện các hiệp hội DN trong nước, hiệp hội DN nước ngoài tại Việt Nam, đại diện DN tư nhân và DN nhà nước...

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: PV

Việt Nam sẽ có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỉ phú USD thế giới

(PLVN) -Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.