* ĐBQH tỉnh Tuyên Quang Ma Thị Thúy: "Không được để đứa con trở thành bình phong"
Tôi đồng tình với quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi vì thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam trong việc xử lý hình sự đối với phụ nữ và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của trẻ em.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp lợi dụng kẽ hở để trốn tránh được hình phạt tù. Các bị cáo nữ tiếp tục lợi dụng phạm tội nhiều hơn, trong thời gian cải tạo, lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật đã mang thai, nuôi con nhỏ và tiếp tục mang thai nhiều lần để trốn tránh hình phạt theo quy định của pháp luật.
Vì thế gây bất bình trong xã hội, có người đã cho rằng cơ quan pháp luật làm ngơ, không nghiêm túc. Tôi đề nghị quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt cần bổ sung quy định để giải quyết tốt nhất quyền, lợi ích của những đứa trẻ vô tội, khi mà những bà mẹ chỉ xem những đứa con như bình phong, đánh mất đi thiên chức làm mẹ.
* ĐBQH tỉnh Điện Biên Trần Thị Dung: Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
Theo Điều 35 Bộ luật Hình sự hiện hành là không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này, hình phạt tử hình trở thành tù chung thân.
Người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi phạm tội là những đối tượng đặc biệt của chính sách hình sự của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Quy định tại Điều 35 của Bộ luật Hình sự chủ yếu xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 tiếp tục giữ nguyên các trường hợp không áp dụng, không thi hành án tử hình trên đây.
Bởi đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ và ảnh hưởng của những đặc điểm này đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ cũng như cân nhắc khả năng cải tạo giáo dục người chưa thành niên phạm tội và hậu quả áp dụng hình phạt đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ.
* ĐBQH TP Hà Nội Bùi Thị An: Không để lạm dụng để “né” thi hành án
Tôi đồng ý với quy định về không áp dụng tử hình đối với phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng. Nhưng tôi cũng đề nghị nghiên cứu để có biện pháp xử lý đối với trường hợp nữ bị án (không phải nữ tử tù) lạm dụng việc mang thai và đẻ liên tục để “né” thi hành án phạt tù.
Vì thực tế có trường hợp như vậy, không biết sẽ được phép bao nhiêu lần có thai và nuôi con dưới 36 tháng?
Tương tự như hiến mô, tạng, việc cho, tặng tinh trùng được thực hiện vì mục đích nhân đạo chứ không nhằm mục đích kinh doanh và phải tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định.
Cụ thể, khoản 3 Điều 11 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định: “Nghiêm cấm việc mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác”. Khoản 2, khoản 3 Điều 4 Luật này cũng quy định các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là phải vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích thương mại.
Người có hành vi mua bán mô, phôi, bộ phận cơ thể người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 176/2013/NĐ-CPngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.