Dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0: Thách thức và giải pháp

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo
(PLO) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại những thay đổi to lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Đại học Thành Đô vừa tổ chức Hội thảo “Dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0: Thách thức và giải pháp” để bàn về những thay đổi căn bản trong tư duy cũng như phương thức và phương pháp đào tạo trong bối cảnh hiện nay.

Giáo dục đại học phải thay đổi

Hội thảo đã nhận được trên 30 bài tham luận của các cán bộ, nhà khoa học, các giảng viên sinh viên đến từ Khoa ngoại ngữ, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, các trường Đại học Đại học Ngoại ngữ, ĐH Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Thành Đô. Đặc biệt Hội thảo có sự tham gia của Thiếu tướng, PGS, TS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Bá Dương - Viện KHXHNV Quân sự, Bộ Quốc phòng.  

Theo Thiếu tướng, PGS, TS, NGND. Nguyễn Bá Dương, lĩnh vực giáo dục và đào tạo - một xã hội thu nhỏ, đã, đang và sẽ tiếp nhận đầy đủ mặt tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà mỗi cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên dù được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức rất công phu, nghiêm túc (gần 20 năm học tập) với các chuẩn mực khắt khe của con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng họ sẽ làm gì và chống đỡ như thế nào khi mà cả xã hội đang chuyển mình bước vào thời đại số hóa và chịu tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ máy móc, thông tin, các rôbốt thông minh mang trí tuệ nhân tạo.

Theo đó, các loại giáo trình, giáo khoa, tài liệu tham khảo, chuyên khảo mà hiện nay mỗi cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên đang sử dụng, chắc chắn trong một ngày nào đó, sẽ bị thay thế theo trào lưu, tiến hóa và sự phát triển chung của nền khoa học, công nghệ giáo dục hiện đại, mà ở đó, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ giáo dục mới được phát triển mang tính khách quan, có nhiều điểm đột phá và chuyển biến chóng mặt. Điều đó đặt ngành Giáo dục Việt Nam ngành giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo Việt Nam không còn cách lựa chọn nào khác là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo một triết lý nhân sinh mới.

Hội thảo nhận được nhiều tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học
Hội thảo nhận được nhiều tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học

“Một khía cạnh của vấn đề triết lý nhân sinh này là chúng ta không thể đóng cửa, một mình một chợ, một mình một sân chơi; chúng ta phải họi nhập quốc tế, phải tận dụng tối đa thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đi đến thành công. Chìa khóa để Việt Nam cất cánh bay lên, trở thành “con Hổ chau Á” là chúng ta phải giỏi tiếng Anh và sử dụng thành thạo computer” - Thiếu tướng, PGS, TS, NGND. Nguyễn Bá Dương khẳng định.

Nhiều giảng viên, sinh viên rất quan tâm tới việc dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Nhiều giảng viên, sinh viên rất quan tâm tới việc dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Còn theo PGS, TS. Nguyễn Xuân Hòa Khoa Du lịch – Ngoại ngữ, Đại học Thành Đô, Văn hoá của bất kỳ một quốc gia, một cộng đồng nào cũng đều được phản ánh trong ngôn ngữ của dân tộc. Vì vậy khi giao tiếp xuyên văn hoá cần có sự hiểu biết chung (kênh hiểu biết chung), từ đó ngữ cảnh sử dụng đơn vị ngôn ngữ trong giao tiếp không chỉ là ngữ cảnh ngôn ngữ mà còn là ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ.

Vì vậy, PGS, TS. Nguyễn Xuân Hòa cho rằng, trong giao tiếp ngôn ngữ và nhất là trong dạy/học ngoại ngữ và dịch thuật sự hiểu biết nền văn hoá và cách tư duy dân tộc của nước học tiếng là hết sức cần thiết, nếu không nắm được sự hiểu biết này sẽ dẫn đến tình trạng “hiểu sai điều người ta nói chứ không phải hiểu sai lời nói” khi tham gia giao tiếp.

Hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò của người dạy và người học trong chiếm lĩnh những thành tựu khoa học công nghệ
Hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò của người dạy và người học trong chiếm lĩnh những thành tựu khoa học công nghệ

Các tham luận tại Hội thảo đã tập trung khẳng định vai trò và những tác động to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung và việc để nâng cao chất lượng  dạy và học ngôn ngữ nói riêng.

Hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò của các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên trong chiếm lĩnh những thành tựu khoa học công nghệ, cũng như đặt ra nhưng yêu cầu quan trọng cần phải đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ngôn ngữ trong điều kiện mới.

Với tư tưởng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Hội thảo đã chỉ ra thực trạng trong dạy và học ngôn ngữ hiện nay trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng tập trung thảo luận, trao đổi, chia sẻ các giải pháp, các mô hình, các dự án cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học ngôn ngữ trong thời gian tới.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...