Đẩy nhanh tiến độ GPMB, xử lý vướng mắc trong thực hiện cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông gồm đoạn Mai Sơn – Nông Cống, Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Ảnh minh họa
Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông gồm đoạn Mai Sơn – Nông Cống, Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công điện yêu cầu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh có dự án đi qua tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thành khối lượng còn lại của công tác GPMB cho 11 dự án thành phần trong quý II/2021.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Công điện 686/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khối lượng còn lại của công tác giải phóng mặt bằng và xử lý một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.  

Công điện nêu rõ: Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã rất tích cực triển khai các hạng mục công việc để khởi công các dự án thành phần và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên toàn tuyến. Tuy nhiên, về tổng thể tiến độ triển khai dự án còn chậm, trong đó công tác GPMB không đáp ứng tiến độ cam kết (bàn giao toàn bộ mặt bằng trong Quý II/2020).

Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (Dự án) là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 652,85 km, đi qua địa phận 13 tỉnh gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện Dự án, Công điện yêu cầu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh có dự án đi qua tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thành khối lượng còn lại của công tác GPMB cho 11 dự án thành phần trong quý II/2021;

Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật để hoàn thành di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng nêu trên; Chủ động xử lý các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh;

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các điều kiện, thủ tục về cấp giấy phép đối với các mỏ vật liệu theo quy định của pháp luật để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu thi công Dự án; Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng; Sớm thống nhất về số lượng, quy mô, vị trí các bãi vật liệu phế thải phục vụ cho Dự án.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các Nhà thầu thi công: Phối hợp với các địa phương, các chủ quản lý, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật cần di dời để kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác GPMB, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tiến độ hoàn thành công tác GPMB, bàn giao trong quý II/2021; chủ động rà soát, tổng hợp các tồn tại, vướng mắc phát sinh về GPMB, có kế hoạch làm việc cụ thể với các địa phương để kịp thời giải quyết, tháo gỡ, tập trung xử lý dứt điểm các kiến nghị của địa phương.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội khẩn trương chỉ đạo các chủ quản lý, chủ sử dụng công trình hạ tầng điện, đường cáp viễn thông thuộc phạm vi quản lý, đẩy nhanh tiến độ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn nằm trong phạm vi GPMB, đáp ứng tiến độ hoàn thành bàn giao mặt bằng trong quý II/2021.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến ngày 14/5/2021, mới chỉ có 01/13 tỉnh (tỉnh Nam Định), 01/11 dự án thành phần (đoạn Cao Bồ - Mai Sơn) hoàn thành công tác GPMB.

Hiện mới bàn giao mặt bằng hoặc đã chi trả tiền đền bù, đủ điều kiện bàn giao mặt bằng cho 634,9/652,85 km (đạt khoảng 97,2%); hoàn thành xây dựng 72/83 khu tái định cư (đạt khoảng 86,7%); di dời 295/733 vị trí đường điện (đạt 40,2%); 18.774/40.232m đường ống nước các loại (đạt 46,7%); 39.031/91.828m đường cáp viễn thông (đạt 42,5%) và 131/131 m đường ống xăng dầu.

Ngoài ra trong quá trình triển khai các dự án đã phát sinh một số vướng mắc về vật liệu đất đắp nền đường và vị trí các bãi đổ vật liệu phế thải phục vụ thi công Dự án.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".