Dạy nghề: "Một bên chơi luật cờ vua, bên kia chơi cờ tướng"!

Dạy nghề: "Một bên chơi luật cờ vua, bên kia chơi cờ tướng"!
(PLO) - Câu nói chua chát trên là của một Giáo sư thuộc Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực khi luận bàn về những bất cập và chồng chéo giữa các Bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
Sau khi PLVN đăng các bài viết liên quan đến sự chia cắt trong thẩm quyền quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN), chúng tôi đã nhận được khá nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề nên giao cho Bộ nào (GD&ĐT hay LĐTB&XH) quản lý lĩnh vực này? Việc chia cắt trong quản lý sẽ gây ra những hệ lụy gì?. 
PLVN xin giới thiệu ý kiến của ông Hoàng Xuân Kỳ, Chuyên gia trong lĩnh vực GDNN.
Hai Bộ quản lý những công việc gần như nhau
Ngay từ năm 1998, khi Chính phủ  ban hành Nghị định 33/1998/NĐ-CP về việc thành lập Tổng cục dạy nghề thì  công tác dạy nghề đã được giao về cho Bộ LĐTB&XH quản lý với lý do dạy nghề gắn với việc làm. (Việc làm phải do các chính sách phát triển kinh tế quyết định. Vậy cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) hay thạc sĩ…không gắn với việc làm hay sao?). 
Có thể nói đây là một cái sai của ngành giáo dục khi không quan tâm sớm công tác dạy nghề mà chỉ mải mê đổi mới ở giáo dục ĐH và giáo dục phổ thông. 
Quyết định chuyển công tác dạy nghề cho Bộ LĐTB&XH quản lý chỉ với lý do dạy nghề gắn với việc làm và trong lịch sử thì dạy nghề ở lâu hơn với ngành lao động. Chính vì sai lầm trên đã kéo theo hàng loạt những sai lầm khác mà ngày hôm nay hệ thống giáo dục đào tạo đang hứng chịu.
Thứ nhất, hệ thống giáo dục bị tách ra làm hai mảng do hai Bộ quản lý, nhưng họ lại làm những công việc gần như nhau về xây dựng chính sách, chiến lược, cơ chế về đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình, kiểm định chất lượng…
Cơ chế trên còn hình thành thêm cơ quan chức năng về quản lý học sinh, sinh viên ở hai Bộ- dẫn đến lãng phí tiền ngân sách  tốn gấp hai lần. Chất lượng đào tạo vì thế sau gần hai thập kỷ vẫn chưa tạo ra sự đột phá. 
Ông Hồng Long, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề đã từng phát biểu chua xót tại Hội thảo xây dựng Luật dạy nghề: “Mười năm dạy nghề vẫn chưa thành nghiệp”.
Một buổi học nghề (Ảnh minh họa từ Internet)
Một buổi học nghề (Ảnh minh họa từ Internet) 
Thứ hai, hệ lụy của sự chia cắt trên đã tạo thêm đầu mối quản lý. Ở địa phương sẽ có hai Sở chịu trách nhiệm quản lý công tác GDNN, đồng thời “mọc” thêm phòng dạy nghề thuộc sở LĐTB&XH nhưng lại gồm những cán bộ không có kinh nghiệm GDNN để quản lý. 
Trên địa bàn cấp quận huyện tồn tại ít nhất 3 trung tâm đều có nhiệm vụ dạy nghề: Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Các trung tâm này chịu sự quản lý của hai Sở GD&ĐT và LĐTB&XH, có hai nguồn kinh phí cấp về theo hai kênh quản lý nhà nước. 
Điều đáng nói, các trung tâm trên đã tách bạch giữa dạy nghề và dạy chữ (Trung tâm dạy nghề chỉ có dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên chủ yếu dạy bổ túc văn hóa) nên người học rất khó khăn trong việc vừa muốn học chữ để hết trình độ văn hóa trung học phổ thông và vừa học nghề. 
Phá vỡ tính hệ thống cả về giáo dục và việc làm
Khi Luật sửa đổi bổ sung Luật giáo dục năm 2005 và Luật dạy nghề có hiệu lực vào năm 2007 đã sinh ra 3 trình độ trong dạy nghề (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề - với mục đích thu hút người học), điều này đã làm phá vỡ tính hệ thống cả về giáo dục đào tạo và thị trường việc làm. 
Khi định ra trung cấp nghề và CĐ nghề không hề có một nghiên cứu nào đối với thị trường lao động trong và ngoài nước, cũng không nghiên cứu xu hướng về những nghề nào sẽ phải đào tạo ở trình đô nào…mà tất cả nhốt vào một “rọ”. 
Chính vì thế, cùng gọi là CĐ nhưng chương trình của CĐ nghề hoàn toàn khác CĐ và khác nhiều so với chương trình của thế giới. Đến ngày hôm nay, hàng triệu lao động vốn có bậc thợ từ bậc 2 đến bậc 7 không biết quy đổi thế nào với các trình độ dạy nghề. 
Người học thì mải mê chen chân vào các trường CĐ hay ĐH do Bộ GD&ĐT quản lý, nhưng nhiều địa phương có trường nghề xây dựng hàng trăm tỉ đồng đã không có đủ người học như thiết kế, trong khi đất nước vẫn thiếu lao động có tay nghề. 
Ngày nay, với các trình độ không thống nhất, thiếu định nghĩa minh bạch, tất yếu sẽ dẫn đến khó khăn cho hội nhập quốc tế về giáo dục và việc làm. Người lao động của ta ra bên ngoài đang chịu những thua thiệt thực sự so với các quốc gia khác. Đây chính là sai lầm thứ ba.
Rất nhiều chuyên gia về giáo dục đào tạo, các nhà tài trợ nước ngoài đến Việt Nam đều không hiểu nổi hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và GDNN nói riêng của Việt Nam. Hệ thống giáo dục đào tạo bị cắt khúc quản lý đã dẫn đến việc công nhận chất lượng văn bằng chứng chỉ trong một quốc gia có đến hai cơ quan cùng tham gia quản lý, khiến cho người học và các đối tác nước ngoài rất khó khăn trong việc đầu tư vào lĩnh vực này. 
Mỗi Bộ có một “luật” riêng về đảm bảo chất lượng, kiểm định do vậy người học không thể có điều kiện được công nhận miễn trừ thành tích của mình trong quá khứ để học tiếp lên cao hơn. Nói như GS. Nguyễn Minh Đường (Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực) là: "Một bên chơi luật cờ vua, bên kia chơi luật cờ tướng thì liên thông thế nào?”.
Sai lầm thứ năm chính là sai lầm về công tác quản lý nhà nước, điều này dẫn đến sự bất bình đẳng ngay trong lòng hệ thống. Các trường dạy nghề công lập mỗi năm được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, trong khi các trường trung cấp chuyên nghiệp hầu như không được đầu tư từ chương trình mục tiêu. 
Trường nghề thì giáo viên được đi tu nghiệp nước ngoài, học sinh trung cấp nghề được hưởng nhiều ưu đãi, trong khi cơ sở vật chất của trường Trung cấp chuyên nghiệp thì sập xệ, sống chủ yếu bằng việc liên kết đào tạo, giáo viên không được đi tu nghiệp nước ngoài…
Kết cục, hai đối tượng Trung cấp nghề và Trung cấp chuyên nghiệp đều là người dân Việt Nam nhưng những lợi ích mà họ được hưởng từ đồng tiền thuế của dân lại khác nhau. 
Suy cho cùng là do điều phối nguồn lực quốc gia cho GDNN yếu kém./.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.