Đau thương rừng cháy...

Hình ảnh lực lượng chữa cháy đang chiến đấu với “giặc lửa” để cứu rừng.
Hình ảnh lực lượng chữa cháy đang chiến đấu với “giặc lửa” để cứu rừng.
(PLVN) - Nắng nóng kéo dài đã gây nên cảnh khô hạn tại các tỉnh miền Trung vừa qua. Và rồi liên tục xảy ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng tại Hà Tĩnh và Nghệ An. Hàng trăm hecta rừng đã cháy trụi, có người đã bỏ mạng lại để giữ rừng xanh.

“Rừng vàng” thành tro bụi sau “biển lửa”

Công an huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Phan Đình Thành (SN 1973, trú tại thôn 7, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân) về tội “Vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy”. Trước đó, vào sáng 28/6, ông Phan Đình Thành đi mua đồ ăn sáng và mua một chiếc bật lửa ga để hút thuốc. Khi về nhà, Thành ra vườn, gom rác lại khu vực cuối vườn rồi dùng bật lửa để đốt rác.

Do thời tiết nắng nóng, gió Tây Nam thổi mạnh nên lửa đã cháy lan ra khắp vườn. Dù đã mau chóng múc nước dập lửa, rồi kêu cứu người dân nhưng ngọn lửa gặp thời tiết khô, gió Tây Nam thổi mạnh nên nhanh chóng lan sang rừng thông phía sau. Hậu quả, vụ cháy bắt đầu từ khu vực phòng hộ thôn 7, xã Xuân Hồng lan rộng ra rừng phòng hộ thuộc Thị trấn Xuân An. 

Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có mặt tại hiện trường để động viên lực lượng tham gia chữa cháy, đồng thời chỉ đạo công tác chữa cháy rừng tại huyện Nghi Xuân. Sau gần 3 ngày, chính quyền cùng lực lượng chức năng đã huy động hàng ngàn người cùng các phương tiện chữa cháy, đến sáng ngày 30/6 đám cháy mới cơ bản được khống chế.

Khởi tố, tạm giam Phan Đinh Thanh kẻ gây ra vụ cháy rừng nghiêm trọng.
Khởi tố, tạm giam Phan Đinh Thanh kẻ gây ra vụ cháy rừng nghiêm trọng.

Chỉ vì một sơ suất bất cẩn của một người đã khiến cho cả hàng ngàn người phải nghỉ việc để tham gia chữa cháy rừng, hàng trăm chiến sĩ cảnh sát PCCC hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bộ đội Quân khu 4… được huy động phối hợp chính quyền huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) và nhân dân trong vùng làm đường băng cản lửa, khống chế đám cháy.

Trong lúc đám cháy tại huyện Nghi Xuân vừa được khống chế thì đám cháy tại xã Tường Sơn, huyện Đức Thọ, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng bùng lên dữ dội. Công tác chữa cháy lập tức được chính quyền địa phương triển khai, cùng với các lực lượng và người dân địa phương được huy động.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng có mặt tại hiện trường xảy ra vụ cháy tại xã Tường Sơn (huyện Đức Thọ) để động viên, chỉ đạo công tác chữa cháy. Đến hết chiều ngày 1/7, đám cháy cuối cùng tại Hà Tĩnh đã được khống chế.

Bỏ mạng giữ rừng xanh

Thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng xảy ra nhiều vụ cháy rừng lớn nhỏ. Trong đó, nghiêm trọng nhất là vụ cháy rừng xảy ra tại xã Nam Kim, huyện Nam Đàn đã cướp đi tính mạng một phụ nữ. Theo đó, vào buổi sáng ngày 30/6, vụ cháy rừng xuất hiện tại khu vực xã Nam Kim, người dân địa phương được huy động dập lửa. Sáng đó, bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1964, trú tại xã Nam Kim) đã mang 20 lít nước men theo con đường dốc đứng lên núi để tiếp nước uống cho con trai và những người tham gia chữa cháy rừng.

Sau khi đưa nước lên, bà lại lao vào dập lửa cùng mọi người. Chỉ trong thời gian ngắn, gió quật lớn khiến cho đám cháy cuồn cuộn, khói bụi nghi ngút, bà Hoa bị lửa vây không thể thoát ra ngoài được. Đến khoảng 10 giờ sáng cùng ngày, vụ việc được trình báo cơ quan chức năng để tìm phương án giải cứu, dập tắt ngọn lửa, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận được khu vực bà Hoa gặp nạn, tuy nhiên nạn nhân đã bị lửa thiêu cháy và tử vong. 

Nỗi đau người thân của người phụ nữ tử vong trong lúc tham gia chữa cháy rừng.
Nỗi đau người thân của người phụ nữ tử vong trong lúc tham gia chữa cháy rừng.

Trước đó, ngọn lửa xuất phát từ dãy Thiên Nhẫn (thuộc địa bàn xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn) thiêu rụi hàng chục hecta rừng vào sáng 29/6. Chính quyền và lực lượng chức năng đã được huy động cùng nhân dân các xã vùng 5 Nam Đàn tham gia chữa cháy. Đến ngày 30/6, đám cháy lan rộng sang xã Nam Kim, huyện Nam Đàn (Nghệ An), xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, xã Sơn Tân, (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Bằng nhiều nỗ lực, đến sáng 1/7, đám cháy mới được khống chế. 

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn -Trưởng phòng Quản lý và bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm Nghệ An) cho biết, chỉ tính trong hơn 1 tháng qua (cuối tháng 5 -6/2019) trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tiếp xảy ra 13 vụ cháy rừng, tổng diện tích bị cháy  60,48 ha; trong đó đất có rừng 31,78 ha, gây thiệt hại 31,15 ha rừng. Chính quyền và các ngành đã phải điều động 5.796 lượt người tham gia chữa cháy. 

Toàn dân nỗ lực cứu rừng

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm, một trong những khó khăn của công tác chữa cháy rừng là phương tiện chữa cháy chủ yếu là dụng cụ thủ công kết hợp với máy cưa xăng, máy thổi gió, máy cắt thực bì, rừng trên cao phương tiện xe cứu hỏa không thể tiếp cận được và cũng không có nguồn nước để tiếp nước chữa cháy. Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm, nên rất khó khăn trong công tác cứu chữa. Nguyên nhân các vụ cháy đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Việc chữa cháy tại huyện Nghi Xuân cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, gió Tây Nam thổi mạnh. Dưới cái nắng nóng 40 - 41 độ C, trong cánh rừng là bụi than mịt mờ, lực lượng chữa cháy rừng cũng hết sức mệt mỏi, khát và kiệt sức. Dù thế, với những bữa ăn vội vàng khi là ổ bánh mì, thậm chí chỉ gói mì tôm khô… hàng nghìn con người không kể ngày, đêm lăn lộn dập lửa với quyết tâm cứu rừng, bảo đảm tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân.

Theo ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết, trong vòng 1 tuần qua trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra hơn 11 vụ cháy rừng trên địa bàn 7 huyện đã gây thiệt hại khoảng diện tích lớn rừng phòng hộ. Hiện công tác kiểm đếm, thống kê số liệu đang được triển khai tích cực để có kết quả đầy đủ, chính xác nhất.

Ông Huấn cũng chia sẻ thêm, đây có lẽ là vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh từ trước đến nay mà ông từng chứng kiến trong cuộc đời làm kiểm lâm của mình. “Trên địa bàn miền Trung xảy ra nhiều vụ cháy, trong địa bàn Hà Tĩnh xảy ra cháy trên địa bàn nhiều huyện, trong một huyện lại nhiều điểm cháy ở các xã khác nhau nên kiểm lâm luôn phải căng mình với “giặc lửa”. Hiện nay chưa có con số nào chính thức về diện tích rừng bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh, nhưng cũng là một con số lớn và đáng phải chú ý đến”, ông Huấn cho biết.  

Đại tá Trần Văn Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau khi dập tắt đám cháy, đơn vị vẫn tiếp tục duy trì cán bộ, chiến sỹ thuộc các Ban Chỉ huy Quân sự các huyện tại các khu vực đã xảy ra các vụ cháy rừng quy mô lớn để tránh trường hợp bất thường xảy ra.

Cũng trong những ngày xảy ra cháy rừng liên tiếp tại xứ Nghệ, ông Lê Văn Hồng – chủ một nhà hàng, trung tâm sự kiện tại TP Vinh đã quyết định chuẩn bị 1.000 suất cơm hộp, cùng với nước khoáng, sữa, nước tăng lực đưa vào tận điểm cháy rừng để “tiếp sức” cho lực lượng chữa cháy. “Xem báo chí đưa tin cháy rừng nóng ruột lắm, lại thấy lực lượng chữa cháy quần mình trong nắng nóng, khát nên tôi đã quyết định sẽ làm việc gì đó để giúp sức. Tôi chọn cách nấu cơm, nước để tiếp sức cho lực lượng chữa cháy”.

1.000 suất cơm gồm: canh, cá thịt, rau, 1.000 chai nước khoáng, 1.000 chai nước và sữa được tự tay ông cùng các đầu bếp nhà hàng tổ chức và đưa vào kịp thời để lực lượng chữa cháy rừng có thêm sức lực và động lực để tiếp tục làm nhiệm vụ.

Nghe tin có vụ cháy rừng tại xã Nam Kim (huyện Nam Đàn) khiến một phụ nữ tử vong, ông Hồng lại tức tốc đến tận gia đình để động viên, hỗ trợ một phần kinh phí để địa phương mua sắm thêm các trang thiết bị chữa cháy. Ông Hồng tâm sự, “Việc làm của tôi hoàn toàn xuất phát từ cái tâm của mình muốn tiếp một phần nào đó cho lực lượng chữa cháy rừng. Tôi không nghĩ mình được lên báo, cũng không nghĩ là được gặp Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ để được biểu dương hay gì cả.

Cũng có người nói này nói nọ nhưng tôi không quan tâm lắm vì việc làm của mình không mang theo động cơ gì mà chỉ muốn giúp phần sức nhỏ để giữ rừng xanh. Nhìn núi Hồng là lá phổi xanh của xứ Nghệ cháy ai cũng xót, việc làm bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm chung của toàn xã hội chứ không của riêng ai”… 

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.