Quân khu 4 căng mình dập lửa, cứu rừng

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 phối hợp dập lửa, ngăn chặn không cho đám cháy lây lan.
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 phối hợp dập lửa, ngăn chặn không cho đám cháy lây lan.
(PLVN) - Những ngày qua, “giặc lửa” liên tiếp hoành hành ở các dãy rừng thuộc địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thiêu rụi hàng chục ha rừng. Cùng với những người lính cứu hỏa, người dân địa phương, lực lượng vũ trang Quân khu 4 đã căng mình, gồng sức dập lửa, cứu rừng.

Không thể ngồi yên trong hoàn cảnh nguy cấp như vậy

Những ngày qua, thời tiết khắc nghiệt, do thời tiết nắng nóng và gió  phơn Tây Nam mạnh, thảm thực bì dày khiến các vụ cháy rừng ở miền Trung ngày càng diễn biến phức tạp. Những đám cháy rừng sau khi dập tắt lại bùng phát trở lại.

Có nơi cháy đến lần thứ ba, khiến tổng diện tích rừng 81,15ha bị thiêu rụi. Khoảng 19h ngày 28/6, đám cháy rừng ở Xuân Hồng bị dập tắt. Đến 2h sáng ngày 29/6, lửa rừng lại bùng phát và 7h sáng thì được khống chế. Thế nhưng, do nắng nóng gay gắt nên đến khoảng 11 giờ trưa nay (29/6), cháy rừng lại tiếp tục bùng phát. Khu vực cháy rừng cận kề 50 hộ dân thôn 7, thôn 8 nên rất nguy hiểm.

Tại rừng thông trên núi Hồng Lĩnh ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đám cháy đã sang tới ngày thứ 3 và lan từ đỉnh đồi này đến đỉnh đồi khác. Đám cháy mỗi lúc diễn biến phức tạp, tiến gần sát khu dân cư nên chính quyền huyện Nghi Xuân đã lên phương án và tổ chức di dời hàng trăm hộ dân vùng ảnh hưởng.

Trong khu vực bị ảnh hưởng còn có 3 cửa hàng xăng dầu: Cửa hàng xăng dầu Gia Lách và Cửa hàng xăng dầu Xuân An (thuộc Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh) và một cửa hàng xăng thuộc Công ty Xăng dầu Vũng Áng được xử lý khẩn cấp. 

Thiếu tướng Trần Khắc Bang, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4 trực tiếp chỉ huy tại thực địa. Tại các điểm cháy rừng, các đơn vị tổ chức hội ý nhanh, phân công nhiệm vụ rõ ràng, hiệp đồng giữa các đơn vị chặt chẽ... Do đó, dù lực lượng đông, nhiều thành phần tham gia, song công tác chỉ huy điều hành rất chặt chẽ, khoa học.

Thượng tá Mai Văn Thanh, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn Công binh 414 cho biết: “Đơn vị vừa tham gia chữa cháy rừng tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong các ngày 25 và 26/6. Ngày 28 và 29/6 chúng tôi lại tiếp tục hành quân đến Hà Tĩnh để chữa cháy. Mặc dù cán bộ, chiến sĩ đều đã thấm mệt, nhưng không thể ngồi yên trong hoàn cảnh nguy cấp như vậy. Vừa nghỉ ngơi chưa kịp hồi sức, thấy mọi người hô hoán lửa tiếp tục cháy lớn, anh em lại lao ra hiện trường”.  

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 phối hợp dập lửa, ngăn chặn không cho đám cháy lây lan.
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 phối hợp dập lửa, ngăn chặn không cho đám cháy lây lan.

Tại Quảng Bình, sau hơn 20 giờ nỗ lực dập lửa, đến 1 giờ sáng hôm qua (1/7)  các lực lượng chức năng và người dân đã khống chế và dập tắt đám cháy tại khu rừng trồng ở khu vực Đá Nhảy, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch. Con số thiệt hại ban đầu được xác định là khoảng 10 ha rừng, chủ yếu là thông, keo lai, bạch đàn, bị thiêu rụi.

Tình quân - dân trong biển lửa

Cuộc chiến với giặc lửa thực sự khốc liệt. Nhiệt độ ngoài trời những ngày qua đều trên 50oC, cộng với cháy rừng, nhiệt độ tăng lên hơn 70oC. Trời tiếp tục đổ lửa xuống, vắt kiệt sức lực của những người chữa cháy.

Có tận mắt chứng kiến lực lượng công an, bộ đội, dân quân tự vệ, phòng cháy chữa cháy và người dân… giáp mặt, gồng mình với ngọn lửa rừng rực, bỏng rát, chúng tôi mới hiểu hết được những nguy hiểm và cực nhọc nơi đây. Khói, bụi, gió lào bỏng rát, vết bỏng hay trầy xước... dường như không thể cản được bước chân và quyết tâm ngăn lửa, cứu rừng của những con người quả cảm.

Giữa cái nắng như thiêu như đốt, lửa cháy rừng rực, khói bụi đen ngòm, mọi lực lượng kề vai sát cánh, cùng nhau không chế “bà hỏa” trở thành hình ảnh đẹp đẽ. Một cốc nước mát, cái bánh quy nhỏ, chiếc gậy chặt vội, một nụ cười trao cho nhau, xoá tan mệt mỏi, trở thành động lực để mọi người tiếp tục chiến đấu ngăn lửa, giữ rừng, bảo vệ tài sản của nhân dân…

Vụ cháy diễn ra trong thời tiết nắng nóng, gió Lào thổi mạnh, ngọn lửa bén rất nhanh khiến cho việc dập lửa càng trở nên khó khăn. Mỗi ngày qua, mỗi anh em chiến sỹ chỉ ngủ chưa đầy 2 giờ đồng hồ, gần như không còn thời gian nghỉ ngơi. Những bữa cơm hộp vội vàng trong đêm trên cánh rừng đầy khói, lửa.

Thậm chí, có khi 2 người chia nhau một suất cơm hay cái bánh mỳ khô lẫn mùi khói và mồ hôi mặn chát. Buổi trưa, khi đám cháy lan rộng và nắng nóng cao điểm nhất, hầu hết chiến sỹ bị thương, bị bỏng, song không ai kêu ca, mà tiếp tục nghiến răng, giữ chặt vòi nước khống chế đám cháy. Đã có lúc anh em gần như kiệt sức vì nắng, lửa bỏng rát nhưng họ vẫn căng mình ra khống chế và ngăn chặn đám cháy lan xuống khu dân cư.

Cán bộ, chiến sĩ nghỉ giải lao ăn trưa giữa rừng. Ảnh: Thanh Tú
Cán bộ, chiến sĩ nghỉ giải lao ăn trưa giữa rừng. Ảnh: Thanh Tú

Binh nhất Hoàng Gia Bảo - Đồn Biên phòng Lạch Kèn (huyện Nghi Xuân), Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh chia sẻ: “Nói thật là chúng tôi còn không nuốt nổi bát mỳ tôm bởi miệng khô khốc và sức dường như đã kiệt. Từ trưa qua đến nay, nhờ người dân liên tục tiếp nước, các lực lượng khác kề vai hỗ trợ cho nhau, ngọn lửa mới cơ bản được khống chế. Chỉ cầu mong sao lửa không bùng phát trở lại, chứ ngay phía dưới là khu vực dân cư thôn 6, thôn 7 (xã Xuân Hồng)…”.

Trước thời tiết nắng nóng, nguy cơ cháy rừng vẫn tiếp tục, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn duy trì nghiêm chế độ, nắm tình hình thời tiết, theo dõi sát sao các vụ cháy. Các cơ quan quân sự chủ động tham mưu phối hợp, hiệp đồng với địa phương tổ chức lực lượng tham gia cháy rừng, khắc phục đảm bảo an toàn; sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng phó với các tình huống cháy nổ đúng chương trình huấn luyện về công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn...

Trên địa bàn Quân khu 4, trong những ngày nắng nóng cao điểm (từ ngày 25 đến 30/6) đã xảy ra 38 vụ cháy rừng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã điều động gần 11.000 lượt cán bộ, chiến sĩ và hàng trăm phương tiện các loại, phối hợp với các lực lượng của địa phương khống chế, dập tắt các đám cháy, bảo vệ tính mạng người dân. Các đơn vị bộ đội thường trực, dân quân tự vệ... đã nhanh chóng cơ động đến hiện trường xử lý tình huống. Đến nay, các đám cháy đã được dập tắt.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, CCHC là quá trình liên tục, càng làm càng lộ ra những bất cập, cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của Nhân dân. (Ảnh: VGP)

Cải cách hành chính, khơi thông các nguồn lực cho phát triển

(PLVN) -  Chiều 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9, đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.