Dấu hiệu lỏng lẻo trong quản lý hoạt động khám chữa bệnh ở Ba Vì

Hoạt động kinh doanh, bốc thuốc diễn ra tràn lan trên địa bàn xã Ba Vì.
Hoạt động kinh doanh, bốc thuốc diễn ra tràn lan trên địa bàn xã Ba Vì.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) xuất hiện tình trạng nhiều người giới thiệu là lương y, tự sản xuất và bán những loại thuốc được giới thiệu có thể chữa khỏi nhiều bệnh. Trong khi đó chính quyền địa phương không nắm rõ hoạt động kinh doanh, sản xuất, bốc thuốc khám bệnh.

Theo ghi nhận thực tế, dọc các tuyến đường quanh thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì là hàng loạt biển, bảng, quảng cáo lương y khám bệnh, bốc thuốc. Trong vai người bệnh, phóng viên (PV) đến nhà người phụ nữ xưng là Lương y D.T.T.

Tại đây có hàng trăm loại thuốc đông y gia truyền được chào bán ngoài thị trường hàng triệu đồng mỗi liệu trình được sản xuất tại đây. Tất cả không có bất cứ một quy trình khép kín nào, việc sản xuất bằng xô, chậu, bao thuốc thành phẩm, cũng để ngay dưới đất để đóng gói và thậm chí là tận dụng phần đất thừa để dựng lán nấu cao thuốc.

Trong quá trình nói chuyện, bà T giới thiệu mình có thể chữa được nhiều bệnh và phán bệnh khi nghe người bệnh kể về các triệu chứng mà không cần bắt mạch hay thăm khám. Sau đó, bà T gợi ý khách mua lọ thuốc với giá là 300.000/1 lọ và một liệu trình phải uống ít nhất là 3-5 lọ mới khỏi.

Tại kho thuốc nhà bà T có hàng trăm vỏ hộp thuốc kèm theo đó là tem mác hàng chính hãng chữa các bệnh về dạ dày, xương khớp, viêm da cơ địa, huyết áp cao, u tuyến giáp… Những lọ có mác thuốc trị bệnh ở đây có số giấy phép kinh doanh với công bố chất lượng lại là một.

Bà T cho biết: “Nhà cô có tất cả các loại thuốc, khớp, dạ dày gan thận, u, tuyến giáp, ngứa, trĩ nội, trĩ ngoại có hết, … chữa bách bệnh. Thuốc nam gia truyền này từ lâu đời các cụ để lại, cô làm được hơn 35 năm rồi, từ ngày bé đi theo các ông các bà để lấy thuốc đến năm 26 tuổi thì bốc thuốc chữa bệnh”.

Cũng theo bà T, hiện tuy bà không bán hàng trên mạng xã hội nhưng nhiều đại lý, công ty nhập thuốc của bà để kinh doanh. “Nhiều đứa bán hàng nó gọi điện hỏi người bệnh bị như thế này thì tư vấn uống thuốc như thế nào. Thuốc nam không có tác dụng phụ gì nên không ảnh hưởng đến sức khỏe” – theo bà T.

“Thuốc” được để đầy dưới đất chờ đóng gói cho khách.

“Thuốc” được để đầy dưới đất chờ đóng gói cho khách.

Tiếp tục đến nhà bà D.T.M với mong muốn được khám và chữa bệnh suy giảm chức năng sinh lý. Trong quá trình bắt mạch, bà M cũng liên tục khoe chữa được bách bệnh, chỉ cần nghe giới thiệu qua là đã có thể nắm bắt được bệnh và nhanh chóng đi bốc thuốc.

Loại thuốc mà bà M bán cho chúng tôi bên cạnh những cây thuốc khô được đựng trong bọc nilon thì người phụ nữ này còn đưa cho khách một miếng cao, không có tem mác hay hướng dẫn nào, chỉ dặn là cho vào nồi nước sôi đun cho tan ra rồi uống, sau vài liệu trình, chức năng sinh lý sẽ khoẻ lại.

Để tìm hiểu rõ hơn về việc khám chữa bệnh của những lương y cắm biển quảng cáo trên địa bàn xã Ba Vì cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động nuôi trồng sản xuất dược liệu Hợp tác xã thuốc nam, PV đã có buổi làm việc với ông Lăng Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Ba Vì.

Vị Chủ tịch xã cho biết đúng là ở xã có làng nghề thuốc nam còn có bao nhiêu hộ kinh doanh, sản xuất, bốc thuốc khám bệnh thì ông này không nắm được. Về quyết định thành lập Hợp tác xã thuốc nam, Chủ tịch xã Ba Vì khẳng định đã có nhưng hiện tại chủ trương chưa chuyển đến xã và mời PV lên Sở, Phòng Y tế để tìm hiểu rõ hơn.

Trưởng phòng Y tế huyện Ba Vì Hoàng Văn Trường cho biết: “Ba Vì không có ai sản xuất thuốc và không ai được phép sản xuất thuốc. Hợp tác xã thuốc nam không thuộc thẩm quyền của tôi quản lý. Việc cấp giấy chứng nhận không thuộc thẩm quyền của huyện. Cấp giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Sở Y tế, trước sự việc báo phản ánh chúng tôi sẽ ghi nhận, tìm hiểu và kiểm tra theo quy định của pháp luật”.

Đối với vấn đề các cơ sở có được cấp phép khám chữa bệnh hay không, đại diện Phòng Y tế huyện Ba Vì khẳng định không có. “Hợp tác xã nuôi trồng dược liệu chỉ nuôi trồng chế biến dược liệu, chứ không sản xuất được thuốc”, vị này nói.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.