Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ - một “món quà của Thượng đế?

 Phe đảo chính phong tỏa cầu Bosphorus ở Istanbul.
Phe đảo chính phong tỏa cầu Bosphorus ở Istanbul.
(PLO) -Một nhóm binh sĩ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15/7 đảo chính tại thủ đô Ankara và thành phố Istanbul nhưng thất bại. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi cuộc đảo chính bất thành này là một "món quà của Thượng đế" để tiến hành thanh lọc quân đội. 

Sau khi bắt giữ khoảng 6.000 sĩ quan, binh sĩ quân đội và thẩm phán, công tố viên trên khắp cả nước, Thổ Nhĩ Kỳ đã đình chỉ công tác hơn 8.000 cảnh sát vì bị nghi ngờ có dính líu đến cuộc đảo chính. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố những người tham gia đảo chính "phải trả giá", và chính phủ có thể khôi phục án tử hình để trừng phạt những "kẻ phản bội".

Người dân xả thân chống đảo chính

Âm mưu đảo chính bắt đầu vào khoảng 21h30, tối 15/7 giờ địa phương, khi tiếng súng nổ ra tại thủ đô Ankara, trong khi phe đảo chính phong tỏa cầu Bosphorus ở Istanbul và bao vây một số địa điểm then chốt.

Khoảng 22h00, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thông báo một nhóm trong quân đội nước này muốn lật đổ chính phủ, kêu gọi người dân bình tĩnh.

Phe đảo chính tuyên bố họ đã kiểm soát chính phủ và ban hành thiết quân luật. Binh lính thuộc phe này đột kích các tòa nhà truyền thông, trụ sở cảnh sát, đồng thời tấn công tòa nhà quốc hội, dinh tổng thống, trụ sở quân đội và trụ sở cơ quan tình báo tại thủ đô Ankara.

Phe đảo chính sử dụng một số xe tăng và trực thăng để tấn công. Tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt làm con tin.

Khoảng hai giờ sau khi cuộc đảo chính xảy ra, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ra tuyên bố qua điện thoại có hình ảnh, kêu gọi người dân đổ ra đường chống những người làm binh biến và khẳng định quân đảo chính sẽ thất bại. 

Đáp lại lời kêu gọi của ông Erdogan, hàng nghìn dân thường Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng loạt đổ xuống đường để phản đối đảo chính. Họ dùng xe hơi, thậm chí là cả thân mình, để chặn xe tăng quân đội. Họ vây quanh những chiếc xe bọc thép, mạt sát những người lính tham gia đảo chính, bất chấp những tiếng súng rộ lên.

Khoảng 1h sáng 16/7, tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ được cho là bắn hạ trực thăng quân sự mà phe đảo chính sử dụng. Lực lượng ủng hộ chính phủ cũng sử dụng tiêm kích tấn công các xe tăng của phe đảo chính.

3h, Tổng thống Erdongan xuất hiện tại sân bay Ataturk, Istanbul. Phát biểu trước báo giới và người ủng hộ, Tổng thống nói những người đảo chính "đã chĩa súng của nhân dân vào chính nhân dân" và nỗ lực giành chính quyền của họ sẽ thất bại.

Khoảng 5h40, phe đảo chính bắt đầu đầu hàng tại Istanbul, sau khi bị cảnh sát vũ trang trung thành với chính phủ bao vây. Tại Ankara, những người ủng hộ chính quyền Erdogan cũng tập trung tại trung tâm thành phố, ngăn chặn xe tăng của phe đảo chính. Lực lượng chính phủ giành lại quyền kiểm soát các tòa nhà chính phủ.

7h20, Tổng thống Erdongan tuyên bố cuộc đảo chính thất bại. Tổng tham mưu trưởng quân đội được giải cứu. 

Sau khi ông Erdogan tuyên bố đập tan đảo chính, các nhóm còn sót lại vẫn tiếp tục chống cự tại một số địa điểm và một số chỉ huy quân đội vẫn bị bắt cóc.

11h55, tám lính Thổ Nhĩ Kỳ chạy trốn bằng trực thăng quân sự đáp xuống miền bắc Hy Lạp và xin tị nạn chính trị tại đây. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Hy Lạp dẫn độ những người này. Phía Hy Lạp chấp nhận yêu cầu.

Chiều ngày 16/7, nhóm quân đảo chính còn sót lại ở trụ sở quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đầu hàng. Chính phủ tiến hành thanh trừng các quan chức tư pháp bị nghi có liên quan đến giáo sĩ Gulen.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ít nhất 265 người thiệt mạng, khoảng 1.440 người bị thương trong cuộc đảo chính. Hơn 2.800 nhân viên quân sự bị bắt. Ankara có thể trừng phạt những người làm phản này bằng án tử hình. 

Người ủng hộ chính phủ đổ ra đường ăn mừng sau khi cuộc đảo chính thất bại.
Người ủng hộ chính phủ đổ ra đường ăn mừng sau khi cuộc đảo chính thất bại. 

“Truyền thống” đảo chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có hành động can thiệp vào nền chính trị như vậy, bởi họ đã thực hiện tới bốn cuộc đảo chính kể từ năm 1960 tới nay.

Đảo chính năm 1960

Cuộc đảo chính đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào năm 1960, khi đảng cầm quyền của Thủ tướng Adnan Menderes ngày càng rời xa các nguyên tắc khắt khe được đặt ra bởi một cựu sĩ quan quân đội đã sáng lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. 

Khi tình hình căng thẳng trong nước lên cao, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức đảo chính lật đổ chính quyền với tuyên bố "đưa đất nước trở lại với nền dân chủ công bằng, trong sạch và vững chắc".

Tổng thống Celal Bayar, Thủ tướng Adnan Menderes và các quan chức chính phủ khác bị bắt giữ và xét xử vì tội phản quốc. Thủ tướng Menderes sau đó bị treo cổ. Tướng Gursel lên làm thủ tướng kiêm tổng thống và nắm quyền cho tới năm 1966, khi một chính phủ dân chủ mới được bầu lên.

Đảo chính năm 1971

11 năm sau lần đảo chính thứ nhất, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa lật đổ chính quyền. Cuộc đảo chính diễn ra sau nhiều tháng bạo lực và bất ổn trong nước.

Cuộc đảo chính này được xem như "vụ đảo chính qua biên bản ghi nhớ" khi tướng quân đội Memduh Tagmac ra tối hậu thư cho Thủ tướng Suleyman Demirel, ép ông từ chức. Khác với vụ đảo chính năm 1960, lần này quân đội không nắm quyền lực nhưng tiến hành giám sát một loạt chính phủ chuyển tiếp cho đến năm 1973.

Đảo chính năm 1980

Bất ổn và khủng hoảng chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ không có dấu hiệu cải thiện sau vụ đảo chính năm 1971, nên quân đội quyết định can thiệp để giải quyết tình hình theo cách của mình.

Ngày 12/9/1980, quân đội tuyên bố tiến hành đảo chính trên truyền hình, cùng với thông báo thiết quân  luật trên toàn quốc. Quân đội bãi bỏ hiến pháp và xây dựng một hiến pháp mới, quy định tổ chức trưng cầu dân ý vào năm 1982.

Lần này, cuộc đảo chính đã giúp đất nước ổn định hơn nhưng quân đội cũng bắt giam hàng nghìn người, hành quyết hàng chục người và tra tấn nhiều người khác.

Kenan Evren, một trong những tướng lĩnh tổ chức đảo chính, trở thành tổng thống trong suốt 7 năm tiếp theo.

“Đảo chính mềm” năm 1997

Mặc dù không hẳn là một cuộc đảo chính, nhưng năm 1997, lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của các đảng phái Hồi giáo trong nước, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của tướng Ismail Hakki Karadayi đưa ra một bị vong lục với chính quyền.

Bị vong lục quân sự này nêu ra một loạt kiến nghị, như đóng cửa các trường học tôn giáo, cấm sinh viên đại học đeo mạng che mặt. Chính quyền không có lựa chọn nào khác ngoài tiếp thu những khuyến nghị này. Thủ tướng Necmettin Erbakan bị các tướng lĩnh ép phải từ chức, một chính phủ lâm thời được lập ra, và quân đội cuối cùng tước quyền lực của đảng Phúc lợi cầm quyền vào năm 1998.

"Cuộc đảo chính mềm" này thành công một phần nhờ quân đội đã bắt tay với giới doanh nhân, các cơ quan tư pháp, truyền thông và các lãnh đạo chính trị.

Theo các chuyên gia phân tích, sở dĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp nhiều vào chính trị như vậy là do hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ cho phép quân đội có quyền can thiệp vào nội tình đất nước khi cần và các lãnh đạo quân sự không chịu sự chi phối của giới lãnh đạo chính trị.

Cuộc đột kích bắt hụt Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ 

Phe đảo chính dùng trực thăng quân sự đột kích khách sạn ông Erdogan ở mà không hay biết ông đã rời đi trước đó, nhờ được một tướng trung thành báo tin.

Nhật báo Hurriyet  của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Tư lệnh Quân đoàn 1, tướng Umit Dundar, đã liên lạc với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan khoảng một giờ trước khi cuộc đảo chính bắt đầu, để thông báo với ông rằng phe đảo chính đang di chuyển tới vị trí của ông, giúp tổng thống có thời gian trốn thoát trước khi binh lính xông vào nơi ông đi nghỉ dưỡng.

Khi đảo chính diễn ra, ông Erdogan đang nghỉ tại khách sạn Grand Yazici Marmaris Mares tại Marmaris, tỉnh Mugla. Hurriyet viết rằng các đơn vị đặc nhiệm cùng trực thăng của phe đảo chính đã đột kích vào khách sạn để bắt giữ hoặc ám sát tổng thống.

Cảnh sát và lực lượng ủng hộ chính phủ chống trả quyết liệt lính đảo chính. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi phe đảo chính nhận ra tổng thống đã rời đi khoảng nửa tiếng trước đó.

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.