“Đảng viên đi trước, làng nước đi sau” trong cuộc chiến COVID-19: Bài 4 - "Hình ảnh Đảng viên phòng chống dịch đã lan tỏa tạo niềm tin"

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (bìa phải) kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Hà Tĩnh, ngày 19/6/2021.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (bìa phải) kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Hà Tĩnh, ngày 19/6/2021.
(PLVN) - Lực lượng “tinh nhuệ” nhất trong phòng chống dịch là cán bộ, nhân viên y tế; nhưng trong “cuộc chiến” cam go này, cấp ủy, Đảng viên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là chia sẻ của Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên với PLVN.

“Các cấp ủy Đảng, Đảng viên đã vào cuộc quyết liệt”

- Thưa Thứ trưởng, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ông có thể chia sẻ về chiến lược phòng, chống dịch COVID--19 của Việt Nam hiện nay?

- Việt Nam đã trải qua bốn đợt dịch với cấp độ khác nhau, đợt sau mạnh hơn, mức độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện biến chủng mới, đặc biệt là biến chủng ở Ấn Độ, Nam Phi, Anh.

Trước tình hình như vậy, Bộ Y tế đã tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 rà soát lại tất cả văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phương án để đưa ra được giải pháp phù hợp với tình hình diễn biến dịch hiện nay.

Với phương châm “chống dịch như chống giặc” và phải “tiến công trên nền phòng thủ”, Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm phương án “4 tại chỗ” cũng như triển khai tập huấn cho các lực lượng của địa phương để tham gia tích cực vào công tác truy vết, thần tốc trong công tác xét nghiệm và đẩy nhanh việc tiêm vắc - xin theo tiến độ vắc - xin đã đưa được về Việt Nam để phấn đấu đạt tỉ lệ người dân được tiêm vắc -xin nhanh nhất.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng chuẩn bị đầy đủ nhân lực cũng như trang thiết bị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi tình hình diễn biến dịch phức tạp. Kết quả cho thấy công tác phòng chống dịch cơ bản đã đạt kết quả tốt.

- Có được kết quả tốt trong phòng chống dịch là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Đảng viên trong “cuộc chiến” này?

- Có thể nói, công tác phòng, chống dịch không chỉ của ngành Y mà còn là sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện dịch, Ban Bí thư đã có Công văn 79-CV/TW ngày 29/1/2020, gửi các tỉnh ủy, thành ủy; các ban Đảng, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó nhấn mạnh “Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch”. Tinh thần này được quán triệt cụ thể tới từng cấp ủy, Đảng viên nên từ các cấp ủy Đảng, Đảng viên đã vào cuộc một cách quyết liệt.

Chúng ta được chứng kiến nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương, địa phương trực tiếp vào các “điểm nóng” để kiểm tra, chỉ đạo phòng chống dịch; nhiều đồng chí Đảng viên ở cơ sở, trong đó có cả những Đảng viên cao tuổi gương mẫu, xung phong trong công tác lập chốt, tham gia truy vết, vận động nhân dân tham gia phòng chống dịch.

Thực tế này không chỉ làm gương cho cán bộ, Đảng viên khác noi theo mà còn lan tỏa tạo niềm tin sâu rộng trong nhân dân về công tác phòng chống dịch.

Bản thân ngành y chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm khi chứng kiến sự vào cuộc đầy trách nhiệm của các đồng chí Bí thư cấp ủy và lãnh đạo UBND các cấp bởi nếu các lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương mà không sâu sát, quyết liệt và cụ thể thì chắc chắn không có được kết quả như hôm nay.

Một vài lúc, có nơi người đứng đầu chưa thực sự sâu sát thì dịch bùng phát ở ngay địa phương, đơn vị đó và Thủ tướng Chính phủ đã phải chấn chỉnh, nhắc nhở; còn địa phương nào lãnh đạo trách nhiệm, gương mẫu thì kết quả đã hạn chế được việc lây lan, bùng phát dịch.

Cán bộ y tế phát huy vai trò Đảng viên

- Vậy vai trò của đảng viên trong ngành Y tế trong “cuộc chiến” này ra sao, thưa ông?

- Là một trong những lực lượng chủ công trong phòng chống dịch, chúng tôi xác định mình phải làm gương, đi đầu để các ngành, địa phương nhìn vào. Ban Cán sự đảng Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế luôn tổ chức quán triệt, tuyên truyền các Nghị quyết, Chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đến từng chi ủy, chi bộ; đến từng cán bộ, Đảng viên, để từ đó mọi cán bộ, Đảng viên, từng chi bộ trong Đảng ủy Bộ nâng cao nhận thức hơn nữa công tác phòng, chống dịch.

Bên cạnh yếu tố chuyên môn, ngành y còn phát huy vai trò của mỗi Đảng viên trong phòng chống dịch.

Bên cạnh yếu tố chuyên môn, ngành y còn phát huy vai trò của mỗi

Đảng viên trong phòng chống dịch.

Trong đó, trách nhiệm của người đứng đầu luôn được đề cao. Những đồng chí Bí thư cấp ủy, lãnh đạo các Vụ, Cục, các đơn vị… phải chịu trách nhiệm chính trong công tác phòng, chống dịch ở cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời phải chịu trách nhiệm nêu gương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch để cán bộ, công chức, viên chức… trong chi bộ, đơn vị mình noi theo.

Chính vì thế, tư tưởng của cán bộ, Đảng viên của các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Bộ Y tế được xác định rõ. Nhiệm vụ phòng, chống dịch hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Đến thời điểm này có thể khẳng định, trong cơ quan Bộ Y tế chưa xuất hiện ca bệnh COVID-19.

Bên cạnh đó, mỗi khi bùng phát dịch ở địa phương, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng, Bộ Y tế đã phân công 1 đồng chí Ủy viên Ban Cán sự, Thứ trưởng Bộ Y tế trực tiếp về địa phương đó để chỉ đạo trực tiếp công tác phòng chống dịch. Bên cạnh yếu tố chuyên môn, chúng tôi còn phát huy vai trò của Đảng viên, của thành viên Ban Cán sự đảng trong điều hành, chỉ đạo.

Mở rộng ra, các y, bác sỹ được phân công đi tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch trước hết cũng phải là những cán bộ, phát huy vai trò của Đảng viên, gương mẫu, trách nhiệm. Nhờ vậy, lực lượng này luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kể cả các đồng chí được phân công giúp nước bạn Lào trong công tác phòng, chống dịch trong thời gian vừa qua.

- Chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe cho người dân là nhiệm vụ của Bộ Y tế không chỉ khi có dịch bệnh bùng phát, mà còn là nhiệm vụ mọi lúc, mọi nơi. Đảng ủy Bộ Y tế đã quán triệt tinh thần này đến ngành y ra sao?

- Ban Cán sự Đảng ủy Bộ Y tế và Ban Thường vụ Đảng ủy xác định nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe cho người dân là nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ xuyên suốt của ngành y tế, làm sao phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ luôn làm tốt công tác tư tưởng để mỗi cán bộ, Đảng viên của Đảng bộ phải nắm chắc những nội dung, các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trước mắt, chúng ta phải chung sức đồng lòng đẩy lùi dịch COVID-19. Nhưng chúng ta cũng phải xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch dài hạn cho những nhiệm vụ trọng tâm là công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới như kế hoạch phát triển mạng lưới y tế Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045. Từng chi bộ, Đảng bộ, Đảng viên sẽ căn cứ vào đó tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ hằng năm.

Cùng với việc kiểm tra, giám sát, hàng năm Ban Thường vụ Đảng ủy đều có đánh giá và biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt; phát hiện xử lý nghiêm các tổ chức, Đảng viên vi phạm. Qua đó góp phần xây dựng từng chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, phấn đấu để Đảng bộ Bộ Y tế hàng năm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Xin cảm ơn ông!

Ngay từ ngày 29/1/2020, Ban Bí thư đã có Văn bản số 79-CV/TW, yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng về việc phòng, chống dịch Covid-19; Đồng thời lưu ý một số nội dung: Xác định công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch; lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Ngày 27/4/2021, Thường trực Ban Bí thư tiếp tục có Điện gửi BCĐ quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; các tỉnh ủy, thành ủy; các ban Đảng, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh. Nội dung Điện nêu rõ: Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, phạm vi quản lý.


"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.