“Đảng viên đi trước, làng nước đi sau” trong cuộc chiến COVID-19: Bài 1- Càng gian khó, càng thể hiện vai trò tiên phong

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Ninh, ngày 29/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Ninh, ngày 29/5.
(PLVN) - Hai năm qua, trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh COVID-19, một lần nữa lại thấy hình ảnh người đảng viên luôn ở trên tuyến đầu.

Đối diện hiểm nguy vẫn không ngần ngại xông pha

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Mọi công việc Đảng đều do Đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do Đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do Đảng viên mà thấu đến quần chúng…”.

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, người Đảng viên không chỉ làm tròn vai trò dẫn dắt quần chúng trong phong trào cách mạng, mà ngay cả khi đối diện với hiểm nguy cũng không ngần ngại xông pha nơi hòn tên mũi đạn.

Trong cuộc chiến chống dịch bệnh, trước yêu cầu “chống dịch như chống giặc”, “vừa sản xuất vừa chiến đấu”, tinh thần và khí tiết ấy lại một lần nữa được khẳng định. Càng trong gian khó hiểm nguy, vai trò tiên phong gương mẫu và bản lĩnh của cán bộ, Đảng viên càng được thể hiện rõ.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

“Thực tế ở Bắc Giang, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nào gương mẫu, quyết tâm, quyết liệt thì địa phương, đơn vị đó phát triển, tập thể đoàn kết, thống nhất. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, điều đó lại càng được khẳng định và thể hiện rõ nhất.

Đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn còn ghi nhận ca bệnh mắc Covid-19, song có thể khẳng định, tình hình dịch bệnh trên địa bàn đã cơ bản được khống chế và trong tầm kiểm soát; đã khoanh vùng, thu hẹp được các nguồn lây, tập trung chủ yếu ở các khu cách ly tập trung. Bắc Giang đã qua giai đoạn chống dịch khó khăn nhất, đang bước vào giai đoạn tổng tấn công dập dịch”.

(Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng)

Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 là Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch COVID-19 đạt được kết quả “đáng mơ ước”.

Có được điều này là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ những ngày đầu thực hiện Công văn số 79-CV/TW ngày 29/1/2020 của Ban Bí thư về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra, với yêu cầu người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch…, tinh thần phòng, chống dịch đã được thiết lập ở mức cao nhất, trong đó mọi cán bộ, Đảng viên phải phấn đấu làm đầu tàu trong mọi công việc.

Trong đêm 11/5/2021, khi ngành y tế thông báo về trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là nhân viên trong Khu Công nghiệp An Đồn (Đà Nẵng), lập tức Thường trực Quận ủy Sơn Trà (Đà Nẵng) đã vào cuộc, Bí thư quận cũng trực tiếp có mặt, huy động hàng trăm cán bộ trên địa bàn quận làm việc trắng đêm, lấy mẫu cho các khu dân cư trước cổng khu công nghiệp, đưa đi cách ly tập trung toàn bộ các trường hợp F1.

Tại Hà Nội, trước đó, khi Trường Tiểu học Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị cách ly y tế tập trung, dù đang là những ngày cận Tết Nguyên đán Tân Sửu công việc bộn bề, nhưng trong tối 31/1, đoàn công tác Thường trực Thành ủy Hà Nội do Bí thư Thành ủy dẫn đầu đã đi kiểm tra đột xuất công tác chống dịch tại quận Nam Từ Liêm, vừa để nắm bắt tình hình sức khỏe, điều kiện sinh hoạt của các em học sinh, các giáo viên… đang bị cách ly tại trường, vừa để bảo đảm an toàn tuyệt đối và trọn vẹn cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Không thể kể hết những những tấm gương cán bộ, Đảng viên trong ngành Y tế đã bám trụ trong các bệnh viện, khu cách ly; xa gia đình, con thơ nhiều tháng trời để tập trung chăm lo cho người bệnh.

Rồi hàng nghìn cán bộ, Đảng viên trong lực lượng vũ trang ăn đói nhịn khát, ngủ nơi lán trại bìa rừng để tăng cường tuần tra, kiểm soát các tuyến biên giới, đường mòn, lối mở, kịp thời ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép.

Thường trực Thành ủy Hà Nội kiểm tra đột xuất công tác chống dịch COVID-19 tại quận Nam Từ Liêm trong đêm 31/1/2021.

Thường trực Thành ủy Hà Nội kiểm tra đột xuất công tác chống dịch

COVID-19 tại quận Nam Từ Liêm trong đêm 31/1/2021.

Tại khắp các xã phường, các cán bộ, Đảng viên đã tự giác hoãn tổ chức các sự kiện quan trọng của gia đình, dòng họ để tránh tập trung đông người, góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh...

Một trong những nhân tố quyết định chiến thắng

Vai trò cực kỳ quan trọng của Đảng viên trong phòng chống dịch có thể thấy rõ trong “cuộc chiến” tại Bắc Ninh và Bắc Giang.

Bắc Ninh là tỉnh mật độ dân số đông, nơi tập trung nhiều Khu công nghiệp với trên 400 nghìn lao động đến từ 21 tỉnh, thành và 13.000 người nước ngoài ở 37 quốc gia, vùng lãnh thổ, nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Toàn hệ thống chính trị của Bắc Ninh đã “kích hoạt”.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan cho biết, với phương châm “chống dịch như chống giặc”, kỷ luật, kỷ cương phải được xác định là sức mạnh của “đội quân chiến đấu”, là yếu tố then chốt quyết định thành bại của việc ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Tỉnh đã cá thể hóa trách nhiệm, yêu cầu cán bộ, Đảng viên phải luôn gương mẫu, đi trước, phải làm tròn trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, không ai được phép lơ là mất cảnh giác.

“Thực hiện các văn bản chỉ đạo của TW , Ban Bí thư và Thường trực Ban Bí thư về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bắc Ninh đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm của Bí thư cấp ủy các cấp trong công tác chỉ đạo tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình và chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả tại địa phương, đơn vị…”, bà Lan nhấn mạnh.

Tại Bắc Giang, địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch thứ tư, nhấn mạnh vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, Tỉnh ủy và các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, luôn “đi trước chặn đầu”, không chạy theo sau dịch bệnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) đã ban hành Chỉ thị và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; tổ chức hội nghị chuyên đề và nhiều cuộc họp với các cấp, các ngành để bàn và chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch.

Cùng với đó, Ủy viên BTVTU, Tỉnh ủy viên luôn chủ động, thường xuyên theo dõi địa bàn, lĩnh vực để nắm chắc tình hình, cùng với địa phương, đơn vị phụ trách xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy định kỳ hằng ngày giao ban với UBND tỉnh, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và thường xuyên đi kiểm tra, dự các hội nghị trực tuyến của Chính phủ, Bộ Y tế để kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

Tất cả các Bí thư cấp ủy, người đứng đầu từ tỉnh đến xã là tổng chỉ huy, đầu tàu và chịu trách nhiệm với cấp trên về công tác phòng, chống dịch tại địa phương. BTV các Huyện ủy, Thành ủy phân công rõ trách nhiệm các Ủy viên BTV phụ trách các đơn vị, thường xuyên nắm bắt, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho cơ sở và kịp thời báo cáo, đề xuất với cấp trên để xem xét, xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Bà Hồng khẳng định, vai trò của cấp ủy và đội ngũ Đảng viên trong công tác phòng, chống dịch là rất quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định sự quyết liệt, cũng như đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh. “Bắc Giang đã làm tốt được điều này và chính việc này đã tạo ra được sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của cấp ủy đảng”, bà Hồng nói. (Còn tiếp)

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: tính tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, Đảng viên phải được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi; trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, nhiều tấm gương của cán bộ, Đảng viên sinh sống và học tập tại nhiều nước trên thế giới đã làm rạng danh tinh thần và khí chất Việt Nam.

Điển hình là nhiều Đảng viên sinh hoạt tại các chi bộ Đảng trong cộng đồng người Việt tại Séc đã tổ chức việc may khẩu trang, gom tiền để mua máy trợ thở, mua nước sát khuẩn tặng các bệnh viện và người dân nước sở tại… Chia sẻ về việc làm của mình, họ bộc bạch rất giản dị: Thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 càng tạo thêm niềm tin vững chắc vào vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó họ luôn nỗ lực góp phần cùng cộng đồng người Việt tại Séc chung tay với chính quyền và người dân sở tại trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Từ những hành động này, Chính phủ Séc luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt tại đây…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.