Đằng sau cuộc thẩm vấn Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk

Ông Donald Tusk trả lời phỏng vấn
Ông Donald Tusk trả lời phỏng vấn
(PLO) -Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vừa yêu cầu Ba Lan cần tôn trọng đối với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk sau khi ông bị tra hỏi tới 8 tiếng đồng hồ tại thủ đô Warsaw hôm 19-4 do liên quan đến một cuộc điều tra đặc biệt của nước này. 

“Ông Juncker hoàn toàn tin tưởng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, người đã làm việc cùng trong nhiều năm”, bà Mina Andreeva, người phát ngôn của ông Jean-Claude Juncker tuyên bố. 

Giới truyền thông vừa dẫn tuyên bố của ông Donald Tusk, sau khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu kết thúc buổi thẩm vấn - toàn bộ vụ việc này rõ ràng mang động cơ chính trị, đồng thời cảnh báo sẽ sử dụng quyền miễn trừ trong Liên minh châu Âu nếu nhận thấy cuộc điều tra cố tình gây khó dễ việc ông thực hiện cương vị Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Ông Donald Tusk cũng nhấn mạnh, sẵn sàng hợp tác để làm sáng tỏ vấn đề, nhưng từ chối tiết lộ các thông tin liên quan.

Được biết, ông Donald Tusk là cựu Thủ tướng Ba Lan, bị triệu tập tới một văn phòng công tố ở thủ đô Warsaw với vai trò nhân chứng trong cuộc điều tra nhằm vào 2 cựu lãnh đạo Cơ quan chống phản gián quân đội Ba Lan (SKW) bị cáo buộc lạm quyền.

Theo giới truyền thông Ba Lan, 2 lãnh đạo SKW là ông Janusz Nosek và ông Piotr Pytel - bị cáo buộc lạm dụng chức vụ hợp tác với Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) khi chưa được ủy quyền. 

Động thái kể trên diễn ra sau khi Ba Lan kịch liệt phản đối việc ông Donald Tusk được bầu lại làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, đồng thời cho rằng Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã can thiệp vào vấn đề chính trị trong nước.

Và trước đó, SKW và FSB đã phối hợp điều tra vụ tai nạn máy bay xảy ra 7 năm trước (10-4-2010), khiến Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski, cùng vợ, và hơn 90 quan chức cấp cao, và phi hành đoàn thiệt mạng. Ba Lan vừa công bố kết quả điều tra, theo đó chiếc máy bay đã bị vỡ thành nhiều mảnh trước khi tiếp đất, và kết quả này khác với những gì được công bố trước đó.

Khi đó chiếc Tupolev Tu-154M của lực lượng không quân Ba Lan chở Tổng thống Lech Kaczyncki và 95 người khác, đã bị rơi khi đang tìm cách hạ cánh xuống sân bay quân sự Smolensk của Nga. Và theo kết quả điều tra của Ba Lan lúc đó, vụ tai nạn một phần là do lỗi của phi công cố hạ cánh trong tình trạng sương mù dày đặc, và một phần do lỗi của nhân viên đài kiểm soát không lưu của Nga. Còn Moskva cho rằng, sai lầm của phi công là nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc kể trên.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk

Nhưng sau khi lên nắm quyền (tháng 10-2015), chính phủ của Đảng Pháp luật và Công lý Ba Lan (PiS) đã tái điều tra và phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Warsaw hôm 10-4, ông Waclaw Berczynski, đại diện của Ủy ban điều tra mới của Ba Lan tuyên bố, có một vụ nổ xảy ra trên boong khiến chiếc Tupolev bị vỡ thành nhiều mảnh trên không trước khi phi công cố gắng tiếp đất; đồng thời loại bỏ khả năng cánh máy bay va quệt với tán cây bạch dương, gây ra vụ tai nạn.

Ông Waclaw Berczynski cho biết, các nhà điều tra đã dựa trên kết luận mới của một bản phân tích cuộc hội thoại giữa các phi công lái chiếc máy bay xấu số với nhân viên kiểm soát không lưu của Nga trên mặt đất.

Công tố viên Ba Lan Marek Kuczynski tuyên bố, không nghi ngờ gì khi một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn là từ tháp điều khiển không lưu của Nga. Phó Tổng công tố Ba Lan Marek Pasionek còn thông báo, quyết định kể trên được đưa ra sau khi các công tố viên phân tích các bằng chứng liên quan đến vụ việc. 

Về phần mình, cho tới thời điểm này Nga vẫn từ chối cung cấp xác chiếc máy bay cho Ba Lan với lý do các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng bác bỏ những cáo buộc của công tố viên Ba Lan khi cho rằng, 2 nhân viên kiểm soát không lưu người Nga đã "cố ý" gây ra vụ tai nạn máy bay cách đây 7 năm.

"Hoàn cảnh của bi kịch này đã được điều tra kỹ lưỡng và chúng tôi không thể đồng ý với những kết luận như vậy", ông Dmitry Peskov tuyên bố; đồng thời cho biết, Nga vẫn đang điều tra về nguyên nhân vụ tai nạn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.