Nín thở lặn nước để phân xử đúng sai, chuyện khó tin nhưng có thật ở Phú Yên

Cùng ngụp lặn dưới nước trước sự chứng giám của thầy cúng và dân làng, người nào ngóc đầu lên trước bị xem là đã làm những việc sai trái. Đó là luật tục “nhũ ia”, tức “lặn nước” xuất phát từ một lời nguyền xa xưa, hiện vẫn đang tồn tại trong nhiều buôn làng của đồng bào dân tộc Ê đê ở Phú Yên. 

Cùng ngụp lặn dưới nước trước sự chứng giám của thầy cúng và dân làng, người nào ngóc đầu lên trước bị xem là đã làm những việc sai trái. Đó là luật tục “nhũ ia”, tức “lặn nước” xuất phát từ một lời nguyền xa xưa, hiện vẫn đang tồn tại trong nhiều buôn làng của đồng bào dân tộc Ê đê ở Phú Yên. 

Suối Da thuộc buôn Dành A, xã Ea Bia, huyện Sông Hinh (Phú Yên)- nơi diễn ra cuộc lặn nước giữa Oi Gái và Ma Bui. 

Suối Da thuộc buôn Dành A, xã Ea Bia, huyện Sông Hinh (Phú Yên)- nơi diễn ra cuộc lặn nước giữa Oi Gái và Ma Bui.
Suối Da thuộc buôn Dành A, xã Ea Bia, huyện Sông Hinh (Phú Yên)- nơi diễn ra cuộc lặn nước giữa Oi Gái và Ma Bui.

Nín thở lặn nước để... phân xử đúng sai

Vài năm trước, hàng trăm người tập trung bên con suối Da thuộc buôn Dành A, xã Ea Bia, huyện Sông Hinh (Phú Yên) để chứng kiến một cuộc thách đấu bằng lặn nước giữa hai người đàn ông ở địa phương này là Oi Gái và Ma Bui. Người đưa ra lời thách đấu là Oi Gái với lý do cho rằng Ma Bui đã bỏ thuốc vào thức ăn để đầu độc mình.

Hôm ấy, trên đường làm rẫy rở về, Ma Bui giăng lưới bắt cá trên con suối gần buôn để kiếm cái ăn cho cả nhà. May thay, cá dính đầy lưới nên Ma Bui mời bà con láng giềng đến cùng ăn. Bên ché rượu cần, ai cũng ăn uống vui vẻ, no say. Cuối buổi hôm ấy, Ma Bui còn cho cá nhiều người mang về nhà để vợ con cùng ăn. Oi Gái cũng được Ma Bui biếu cho một xâu cá lớn. Hôm sau, Oi Gái bất ngờ đau bụng dữ dội, vài ngày sau thì đổ bệnh nặng. Rước thầy cúng nhiều lần cũng không khỏi bệnh, Oi Gái cho rằng Ma Bui đã bỏ thuốc độc vào thức ăn để sát hại mình.

Càng nghĩ càng tức, Oi Gái đến nhà buộc Ma Bui phải lo chữa bệnh cho ông và phải “đốt” bò (tức giết bò), mổ heo để tạ lỗi Oi Gái dân làng. Đã mời ăn uống, cho cá mang về lại còn bị đổ tội, Ma Bui rất tức giận, không chấp nhận các yêu cầu của Oi Gái nên sự việc ngày càng căng thẳng. Già làng, trưởng buôn, rồi chính quyền xã Ea Bia, các ban ngành của huyện Sông Hinh đã nhiều lần đưa sự việc ra hòa giải nhưng đều bất thành. 

Sau cuộc hòa giải kéo dài gần 1 tuần không đem lại kết quả, Oi Gái thách Ma Bui cùng lặn nước với mình để xác định ai đúng, ai sai. Thế là Ma Bui chạy mượn tiền mua 1 con heo, vài con gà, làm mấy ché rượu cần để làm lễ vật rồi mời thầy cúng đến nhà cúng thần linh theo quy định của theo luật tục. 

Sau khi dâng lễ vật cúng thần linh, Oi Gái và Ma Bui cùng hàng trăm dân làng đến suối Da chảy ngang qua buôn để thi lặn nước. Tại đây, Oi Gái và Ma Bui cùng ngụp mình lặn xuống chỗ nước sâu nhất. Dù lấy hết sức để kéo dài thời gian lặn nhưng do sức khỏe yếu nên vừa lặn được một lát Oi Gái đã phải ngóc lên. Như đã giao kèo trước khi lặn, Oi Gái đã phải bồi thường 3 con bò sống, 1 con bò chết, hơn 1 triệu đồng chi phí đãi cơm nước, tạ lỗi với dân làng. 

Cách đây chưa lâu, một cuộc thách đấu lặn nước tương tự cũng đã diễn ra giữa Ma Tam, Ma Bân ở buôn Bầu, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh. Trước đó, Ma Bân mời Ma Tam và một số người khác trong buôn đến nhà mình uống rượu. Về nhà, Ma Tam bị đau bụng, rồi đi nói khắp buôn làng rằng Ma Bân bỏ thuốc đầu độc mình.

Sau khi cãi vã quyết liệt, hai bên cùng quyết định áp dụng luật tục lặn nước để xác định người đúng, sai. Trong cuộc thi đó, Ma Tam thua nên phải mổ một con bò để tạ lỗi với buôn làng và bồi thường danh dự cho Ma Bân 1 con bò sống cùng 1 triệu đồng. 

Lời nguyền của một luật tục

Ông Ka Sô Liễng, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Phú Yên cho biết luật tục lặn nước, có từ xa xưa, xuất phát từ một lời nguyền. Tương truyền, một già làng có uy tín, được dân làng kính trọng nhưng lại bị đám cường quyền tìm cách sát hại để thống lĩnh, hà hiếp dân làng. Đám cường quyền này tìm một người lặn rất giỏi rồi bày ra trò thi lặn nước với già làng để hãm hại già làng.  

Ma Bân ở buôn Bầu, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh (Phú Yên) diễn tả lại cuộc thi lặn nước với Ma Tam.

Tuy nhiên, may nhờ có thần linh phù trợ, trong cuộc thi ấy, già làng đã chiến thắng kẻ lặn giỏi nổi tiếng kia. Đám cường quyền sợ xanh mặt, phải thực hiện đầy đủ các giao ước rồi xấu hổ bỏ đi. Dân làng xem đây là một lời nguyền của thần linh. Từ đó, luật tục lặn nước ra đời, hiện vẫn tồn tại trong một số cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên, nhất là các dân tộc Ê để, Ba na.

Khi thực hiện luật tục này, người ta luôn tin rằng người nào dối trá, làm những điều sai trái sẽ bị “thần linh” trừng phạt, khi lặn xuống nước sẽ bị thủy thần nhét vào miệng, vào mũi những vật lạ, không cho thở. Ngược lại, những ai không làm điều gì sai trái sẽ luôn được “thần linh” che chở. 

Ma Bân ở buôn Bầu, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh (Phú Yên) diễn tả lại cuộc thi lặn nước với Ma Tam.
Ma Bân ở buôn Bầu, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh (Phú Yên) diễn tả lại cuộc thi lặn nước với Ma Tam.

Ông Ma Vi (ở buôn Hai Krông, xã Ea Bia) kể: Ngày xưa những người giàu có, cường quyền hay hà hiếp dân nghèo. Mỗi khi bị mất trộm, những người chức sắc, giàu có cứ cho rằng những người nghèo trong buôn là thủ phạm rồi buộc trưởng buôn phải đứng ra xét xử bằng cách tổ chức lặn nước. Ỷ thế cậy quyền, đám chức sắc, nhà giàu được ưu tiên lặn nước bằng... hai bàn chân, còn những người nghèo bị nghi ăn trộm phải ngụp sâu trong nước. 

Trong những cuộc thi sinh tử ấy, do lo sợ bị kết tội là kẻ xấu rất oan ức, nhất là do không có tài sản để đền cho đám nhà giàu, nhiều người nghèo đã phải gồng hết sức để cố lặn mãi, lặn mãi và cuối cùng phải bỏ mạng một cách oan uổng. Song những cái chết đầy oan ức ấy luôn được dân làng sùng kính, suy tôn bởi những người này đã chấp nhận đánh đổi mạng sống để giữ thanh danh cho dân làng chứ không ngoi đầu lên để chịu thua, để người nghèo phải mang tiếng xấu. 

Dù cách thức thi đầy bất công như vậy nhưng cũng không ít lần, đám chức sắc, nhà giàu bị thua một cách bẽ mặt, phải xấu hổ bồi thường cho dân làng. Trong cuộc thi lặn nước giữa một lão nhà giàu và một người nghèo bị lão nhà giàu cho là đã bắt trộm con bò, khi lão nhà giàu vừa cười ngạo nghễ vừa “lặn” bằng... chân, bỗng dưng lão phải giật bắn người, vội vã giơ chân lên khỏi mặt nước cùng với một con cua khổng lồ đang kẹp vào chân.

Dân làng tin rằng chính thần linh đã cử con cua khổng lồ kia đến trừng phạt lão nhà giàu hay ức hiếp dân làng. Sự tích này khiến người ta càng tin tưởng hơn vào sự hiện diện của thần linh trong tục “lặn nước”.

Vận động xóa bỏ những luật tục lạc hậu

Theo ông Phan Thanh Quyền, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sông Hinh, trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sông Hinh hiện vẫn còn tồn tại nhiều luật tục, trong đó có không ít luật tục đã trở thành hủ tục. Nằm trong số hủ tục ấy có tục “lặn nước” vì tục này mang nặng màu sắc mê tín dị đoan và có thể khiến người ta mất mạng.

“Thời gian qua, những cuộc “thách” lặn nước vẫn thỉnh thoảng còn xảy ra trên địa bàn huyện Sông Hinh. Ngành Văn hóa -thông tin đã và đang phối hợp với các ban ngành liên quan, chính quyền các địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động lồng ghép tuyên truyền để góp phần nâng cao nhận thức của bà con, từ đó họ sẽ xóa bỏ những hủ tục khỏi đời sống cộng đồng” - ông Quyền nói.

Uyên Thu

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.