Người nhiều làng Hà Nội ngột ngạt vì… "đô thị hóa" không gian cổ

Đến bất cứ làng cổ nào ở Hà Nội như làng Hòa Mục, Cự Đà, Tả Thanh Oai, Vân Từ, Tây Mỗ và đặc biệt là làng Đường Lâm, đều thấy sự ngột ngạt của tốc độ đô thị hóa nửa vời, sự chen lấn của rác thải hay vật liệu xây dựng.

Áp lực dân số, tốc độ đô thị hóa đang dần “xóa sổ” những ngôi nhà cổ ở các làng cổ trên địa bàn Hà Nội. Sự kiện người dân làng cổ Đường Lâm (TX Sơn Tây) cùng ký đơn xin… trả lại danh hiệu “Di tích kiến trúc – nghệ thuật quốc gia” cho nhà nước đã chứng tỏ họ đang sống khổ ở làng cổ, và việc quản lý di tích, làng cổ đang thực sự có vấn đề.

lBảo tồn phải đi đôi với phát triển chất lượng sống người dân.
Bảo tồn phải đi đôi với phát triển chất lượng sống người dân.

Không thể sống chật

Đến bất cứ làng cổ nào ở Hà Nội như làng Hòa Mục, Cự Đà, Tả Thanh Oai, Vân Từ, Tây Mỗ và đặc biệt là làng Đường Lâm, đều thấy sự ngột ngạt của tốc độ đô thị hóa nửa vời, sự chen lấn của rác thải hay vật liệu xây dựng.

Cũng bởi dân số tăng, người ta phải chia nhỏ miếng đất ra để các con xây nhà, chứ không thể sống mãi trong ngôi nhà cấp bốn thấp bé, chật hẹp.

Ông Nguyễn Thế Cương (làng Cự Đà) cho biết: “Nhà tôi bốn con, với diện tích hơn 100 m2, nếu cứ giữ nếp nhà cổ thì lấy chỗ nào cho hơn chục con người trú ngụ. Biết là đập nhà cổ của cha ông để lại đi thì tiếc, nhưng không còn cách nào khác. Mua nhà mới để “giãn con” thì không có tiền, đành lực bất tòng tâm. Cũng may ở đây cơ chế còn thoáng, chứ không thì khổ lắm!”.

Cánh Cự Đà một con sông nhà là làng Tả Thanh Oai, hiện cũng bị tốc độ đô thị hóa "cày xới". Một số người dân vui mừng vì “may làng mình chưa bị đưa vào sách đỏ”, bởi họ đã nhìn thấy những bức bối, cuộc sống khó chịu trong những căn nhà cổ được vận động bảo tồn, gìn giữ.

Một thời gian đất đai tăng chóng mặt, người dân bán một phần đất xây nhà cao tầng, thay cho căn nhà thấp bé trước đây cũng là bình thường. Nhiều bậc cao niên khẳng định: “Tiếc thì có tiếc, nhưng thời thế thay đổi, không thể mấy gia đình cùng sống trong một cái nhà nhỏ”.

Làng Đường Lâm diễn ra tương tự, nhưng sự mẫu thuẫn giữa bảo tồn với cuộc sống thì diễn ra gay gắt hơn. Bởi làng là di tích quốc gia, cần bảo vệ. Nhưng sự bảo vệ và quản lý nửa vời, kệch cỡm, không công bằng đã khiến nhiều người thấy sợ và khốn đốn. Đến nay, dư âm vụ cưỡng chế phá nhà bà Hà Thị Khanh vẫn chưa dứt, dù đã trôi qua hơn một năm.

Nguyên nhân của sự việc là do bà Khanh xây nhà cao tầng, trong khi khu vực gia đình bà cư trú lại thuộc diện bảo vệ cấp một, điều này là không được phép. Bà Khanh có cái lý đúng, đất chật, gia đình lại có tới tám nhân khẩu. Nhà cấp bốn không thể giải quyết hết chỗ ở.

Một gia đình khác, bị cắt điện, nước sinh hoạt đã 2,5 tháng vì tự ý lợp một cái mái chống nóng bằng tôn lạnh. Trước sức ép của chính quyền, gia đình này đã tự tháo dỡ mái tôn nhưng một thời gian dài không được nối lại điện nước.

Rất nhiều người dân sống ở làng cổ Đường Lâm kêu trời, vì phải sống chật chội, chịu sự quản lý có phần khắc nghiệt. Bởi động xây dựng hay chỉnh sửa cái gì đều có người đến "hỏi thăm", nhưng việc hỏi thăm này cũng chưa công bằng, bởi vẫn nhan nhản các ngôi nhà cao tầng vô tư mọc lên.

Nhiều người dân cùng bày tỏ một ý, họ vui mừng vì làng được công nhận là di tích quốc gia, được nhiều người quan tâm. Cán bộ xã thì nói là làng sẽ làm du lịch, khách đến càng đông thì càng được hưởng lợi. Nhưng chỉ có 8 gia đình được đầu tư, còn lại không được hỗ trợ. Trong khi đó họ bị cấm xây dựng, sửa sang trên chính mảnh đất của mình.

Sau Đường Lâm, đến làng nào?

Đó là câu hỏi mà dư luận đang lên tiếng quan tâm, bởi cơ quan chức năng vẫn đang hô hào bảo tồn, gìn giữ nhà cổ, làng cổ nhưng lại chưa có một cơ chế, chính sách thỏa đáng nào giúp người dân… dễ thở! Việc người dân cùng ký đơn xin… trả lại danh hiệu cho thấy họ thật sự sống trong bế tắc, và rất có thể là “phát súng” tiên phong cho những ngôi làng cổ đang được gìn giữ, bảo tồn một cách chưa hợp lý.

Áp lực dân số, tốc độ đô thị hóa đang dần “xóa sổ” những ngôi nhà cổ ở các làng cổ trên địa bàn Hà Nội. Sự kiện người dân làng cổ Đường Lâm (TX Sơn Tây) cùng ký đơn xin… trả lại danh hiệu “Di tích kiến trúc – nghệ thuật quốc gia” cho nhà nước đã chứng tỏ họ đang sống khổ ở làng cổ, và việc quản lý di tích, làng cổ đang thực sự có vấn đề.
Áp lực dân số, tốc độ đô thị hóa đang dần “xóa sổ” những ngôi nhà cổ ở các làng cổ trên địa bàn Hà Nội.

Đó còn là một sự kiện đánh động vào cách quản lý về nhiều loại di tích khác, nếu khiến đời sống người dân gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm - cho biết: “Ngay khi được công nhận là di tích, chính quyền và các đoàn thể rất chú trọng vận động người dân gìn giữ nhà cổ. Tuy nhiên, cái khó là việc không cho phép xây dựng, cải tạo nhà ở trong khi không có chính sách, quy hoạch kèm theo buộc người dân phải ở trong ngôi nhà xuống cấp, khiến nhiều người muốn trả lại bằng di tích”.

Còn ông Kiều Văn Thạch - Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Đông Sàng - nghẹn ngào: “Thú thực, giờ bảo nhà cổ đúng nghĩa, thì thôn tôi chỉ còn có vài ngôi nhà nữa thôi. Không biết đến bao giờ, việc tôn tạo mới hoàn thành, mà tôn tạo rồi để đấy thì sớm muộn gì cũng hỏng cả”.

Theo tìm hiểu, nhiều chuyên gia cho rằng, việc bảo tồn các di tích như chùa, đình, đền, miếu… có một ý nghĩa khác. Bởi ở đó ít người lui tới, còn không gian làng cổ, là nơi trú ngụ, diễn ra mọi sinh hoạt đời sống của người dân, rất cần rộng rãi. Và người dân cũng không phải là quá đáng, khi đặt câu hỏi ngược lại với cán bộ: “Các ông ở nhà cao cửa rộng, sao bắt chúng tôi sống trong nhà thấp, chật hẹp?”

Sự tồn tại của phố cổ Hội An (Quảng Nam) vẫn được ca tụng là một trường hợp hiếm thấy không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên thế giới.

Cũng bởi do ý thức bảo tồn, gìn giữ đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi người dân và cán bộ quản lý mỗi di tích đều đặt lợi ích chung lên hàng đầu.

Họ có cách để tổ chức phát triển bền vững các dịch vụ du lịch, thương mại mà không làm ảnh hưởng xấu đến di sản. Một số nhà văn hóa cho rằng, việc quản lý, gìn giữ và bảo tồn các làng cổ cần phải học tập cách làm ở Hội An.

Tại làng cổ Đường Lâm, từ 8 năm trước đã có dự án giãn dân, nhưng đến nay vẫn chỉ dừng ở trên giấy tờ. Nếu cơ quan chức năng giải quyết xong việc giãn dân, thì đâu có xảy ra cơ sự như hôm nay…

Sơn Bình

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.