Đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho người nghèo và nhóm yếu thế

Đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho người nghèo và nhóm yếu thế
(PLO) - Ngày 13/12, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn pháp luật lần thứ 2 năm 2018 với chủ đề “Thi hành pháp luật về bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế trong lĩnh vực tư pháp”. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; Đại sứ EU tại Việt Nam Bruno Angelet; Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Kamal Malhotra đồng chủ trì diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn lần này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết đây là hoạt động được tổ chức thường niên trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật – thiết chế được thành lập và vận hành theo Nghị định số 113/2014/ND-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Chăm lo và bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế luôn là mục tiêu ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững của xã hội, đảm bảo sự tham gia một cách rộng rãi, bình đẳng, thực chất của tất cả các thành phần trong xã hội trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, chính sách để thực hiện mục tiêu nói trên”.

Thứ trưởng nêu rõ trong lĩnh vực tư pháp, Việt Nam đã quan tâm và nỗ lực xây dựng Chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện và tổ chức và thi thành pháp luật nhằm chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và nhóm yếu thế tham gia vào đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa tại Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 Luật trẻ em năm 2016, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính… và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác tạo khuôn khổ pháp luật trong nước, thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nói chung và quyền, lợi ích của người nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội. 

Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia nhiều Điều ước quốc tế, Công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em, bình đẳng giới, đăng ký, thống kê hộ tịch… Các quy định pháp luật trong nước và quốc tế khá đồng bộ, tuy nhiên việc thực thi pháp luật về bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế trong lĩnh vực tư pháp còn nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, diễn đàn lần này tập trung trao đổi về thi hành pháp luật về bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế trong lĩnh vực tư pháp theo định hướng chiến lược phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng các yêu cầu của cải cách pháp luật và cải cách tư pháp.


Còn Đại sứ EU tại Việt Nam Bruno Angelet khẳng định đối thoại chính sách về bảo vệ quyền của người nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương là một trong những hoạt động quan trọng trong việc hỗ trợ Bộ Tư pháp Việt Nam nâng cao tính minh bạch trong thực thi pháp luật, tăng cường bảo vệ quyền của nhóm người này. Để làm được điều đó, Việt Nam cần tăng cường các dịch vụ công, thúc đẩy sự tham gia của xã hội dân sự, tư nhân để nâng cao khả năng tiếp cận công lý, cơ hội trợ giúp pháp lý cho người nghèo, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, từ đó nâng cao tính minh bạch của hệ thống tư pháp Việt Nam.

Nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Kamal Malhotra nhận định còn nhiều người không được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số, nhóm yếu thế, cộng đồng LGBT... Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật cần hướng đến nhu cầu của các nhóm người này để đảm bảo công lý cho mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau. 

Tại diễn đàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp Trần Văn Dũng nêu rõ, thời gian qua, nhất là từ khi triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, pháp luật về tư pháp hình sự đã đạt được một số kết quả nhất định để tăng cường bảo vệ người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế. Cụ thể, Bộ luật Hình sự năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng xử lý nghiêm hành vi xâm phạm đến đối tượng yếu thế và người nghèo đồng thời áp dụng chính sách xử lý có tính hướng thiện khi các đối tượng này thực hiện hành vi vi phạm. Còn Bộ luật Tố tụng hình sự đề cao nguyên tắc mọi người đều đảm bảo bình đẳng trước pháp luật, do đó, khi tham gia quan hệ tố tụng hình sự thì người nghèo, người yếu thế trong xã hội đều được đảm bảo quyền và lợi ích của mình như các đối tượng khác. Bên cạnh chế tài hình sự, chế tài hành chính cũng có nhiều biện pháp xử lý các hành vi xâm hại tới quyền của nhóm đối tượng cần được bảo vệ trong xã hội.

Đề cập tới vai trò giám sát của Quốc hội trong thi hành pháp luật về bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế, ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện và tương đối đầy đủ để hỗ trợ và bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế. Song, ông Mai cũng chỉ ra các hạn chế trong xây dựng pháp luật liên quan tới các đối tượng này như một số quy định không phù hợp thực tiễn (chế độ bảo trợ người cao tuổi, người khuyết tật; quy định liên quan tới người nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối, về cai nghiện bắt buộc, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình…). Đồng thời còn thiếu một số Luật chuyên ngành điều chỉnh các vấn đề về chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhóm người chuyển giới, người làm công tác xã hội chuyên nghiệp. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với một số bộ phận nhóm người yếu thế; chất lượng dịch vụ hỗ trợ bảo vệ các đối tượng này còn hạn chế; một bộ phận người yếu thế còn ỷ lại vào các chính sách…

Do vậy, cần tiếp tục tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong xây dựng và thi hành pháp luật; tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ người nghèo, người yếu thế; tạo điều kiện phát huy vai trò của các tổ chức đại diện cho nhóm yếu thế; nhân rộng mô hình Tòa gia đình và Người chưa thành niên… 

 

Đọc thêm

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.