Đảm bảo hoạt động kinh tế dầu khí trong bối cảnh dịch bệnh

Người lao động trên công trình khí.
Người lao động trên công trình khí.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việc nhiều người lao động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chưa được tiêm Vaccine phòng dịch khiến công tác an toàn vận hành, sản xuất tại các giàn khoan, nhà máy, công trình dầu khí của Tập đoàn đang bị tác động, đối diện rủi ro, nhất là những công trình dự án lớn, đang giai đoạn nước rút về tiến độ.

Theo PVN, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nêu rõ, nếu dịch bệnh lây lan vào hệ thống cảng biển, cơ sở dầu khí sẽ tác động đến toàn bộ mạng lưới vận tải, logistics của Việt Nam cũng như các hoạt động kinh tế dầu khí của đất nước.

PVN nhận định, đơn vị là doanh nghiệp nhà nước trụ cột của nền kinh tế, quản lý và điều hành nhiều công trình, nhà máy dầu khí trọng điểm, có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực đất nước, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

“Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trở lại trong thời gian qua, PVN cùng các đơn vị thành viên đã nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát tốt công tác an toàn, phòng chống dịch bệnh vừa đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh”, đại diện PVN nói và cho biết, trong bối cảnh nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước bị ảnh hưởng nặng nền bởi đại dịch, thì những đóng góp của PVN vào nền kinh tế giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng không chỉ đối với ngân sách nói riêng, mà còn đối với đời sống xã hội nói chung.

Theo PVN, tập đoàn này hiện có hơn 50.000 cán bộ, chuyên gia, công nhân và người lao động. Thời gian qua, nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động (NLĐ) trong mùa dịch, cùng với nhiều giải pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, điển hình như việc thực hiện nghiêm quy tắc “ba tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến”, PVN và các đơn vị thành viên đã tích cực tìm kiếm, đăng ký nguồn vắc xin ngừa Covid-19 để NLĐ sớm được tiêm phòng.

Tuy nhiên, theo PVN, việc nhiều NLĐ chưa được tiêm vaccine phòng dịch khiến công tác an toàn vận hành, sản xuất tại các giàn khoan, nhà máy, công trình dầu khí của Tập đoàn đang bị tác động, đối diện rủi ro lớn. Đặc biệt đối với những công trình dự án lớn, đang trong giai đoạn nước rút như Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Sông Hậu 1 tiến độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân do phải áp dụng các biện pháp giãn cách nên không đáp ứng đủ nhân lực phục vụ công việc; khó khăn trong việc huy động chuyên gia…

Theo PVN, hiện tại công trường dự án nói trên có khoảng 1.300 NLĐ đang làm việc; việc tiếp xúc với nhiều người, nhiều đơn vị có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Nếu xảy ra trường hợp xuất hiện F0 trên công trường, phải phong tỏa, hạn chế đi lại và phải cách ly tập trung nhiều NLĐ thì việc vận hành chạy thử, kế hoạch sản xuất thương mại trong cuối năm nay sẽ không thể đạt tiến độ như Chính phủ giao.

Tương tự, nếu tình huống xấu xảy ra tại các đơn vị, nhà máy đang vận hành sản xuất, các giàn khoan, công trình biển của Tập đoàn thì hậu quả rất khó lường. “Dù Tập đoàn và các đơn vị luôn tập trung cao độ, cũng như chuẩn bị kỹ các phương án, kịch bản để ứng phó thì hậu quả, thiệt hại vẫn không chỉ dừng lại trong phạm vi doanh nghiệp mà sẽ gây tổn hại đối với nền kinh tế”, PVN nhận định.

Từ những lí do này, PVN cho biết, đối với Tập đoàn, công tác tiêm vaccine ngừa Covid-19 là ưu tiên số 1 nhằm đảm bảo an toàn, hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. Tuy nhiên, theo tập đoàn năng lượng số 1 Việt Nam, đến nay, do nguồn vaccine chưa phủ rộng hết nên nhiều NLĐ chưa được tiêm. “Tại Dự án NMNĐ Sông Hậu 1, PVN đã rất tích cực nhưng đến nay chỉ có khoảng 9 người trong Ban Quản lý dự án được tiêm vaccine. Hàng vạn người lao động chưa có lịch tiêm phòng, cùng với đó, hàng ngàn chuyên gia, người lao động đến từ tổng thầu và các nhà thầu phụ cũng chưa được tiêm”, PVN thông tin.

Các sản phẩm chiến lược của PVN như khí, điện, xăng dầu là những mặt hàng thiết yếu, có thể xem như “mạch máu” của nền kinh tế. Với các nhà máy đạm, nhiệm vụ tối quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực trong tình trạng nguồn cung phân bón đang khan hàng, sốt giá hiện nay. “Chính vì thế, việc bảo vệ các công trình, nhà máy dầu khí lúc này trước sự tấn công của Covid-19 chính là bảo vệ các công trình trọng điểm quốc gia”, PVN nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

GDP quý I/2023 tăng 3,32%, thách thức mục tiêu 6,5% năm 2023

GDP quý I/2023 tăng 3,32%, thách thức mục tiêu 6,5% năm 2023
(PLVN) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 là một thách thức lớn...

Nguồn đất đắp cho cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được tháo gỡ

Thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận gia hạn với 4 dự án cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp (mỏ đất) để phục vụ xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Theo đó, các mỏ đất san lấp nằm trên địa bàn huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ.

Ngành Hải quan nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Công chức Hải quan đang làm nhiệm vụ. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm tại nhiều địa phương trên cả nước giảm sâu, kéo số thu ngân sách của ngành Hải quan sụt giảm. Trong bối cảnh đó, toàn ngành Hải Quan đã thực hiện nhiều giải pháp gỡ khó, nỗ lực bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI 'chảy' vào Bắc Giang trong 3 tháng đầu năm

Bắc Giang là địa phương đầu tiên ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2023.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.
(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

80 doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt

Nhiều hội nghị kết nối với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được tổ chức để tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên
(PLVN) - Khoảng 80 doanh nghiệp của Quảng Tây trong các lĩnh vực như dịch vụ logistics, sản xuất và thương mại nông lâm thủy sản, du lịch, vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, đầu tư, dịch vụ công trình, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe điện, đồ gia dụng… sẽ tham dự Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
(PLVN) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông - Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.