Gương sáng Pháp luật

Đại tá Lê Trang Hùng, Trưởng Phòng 6, V03, Bộ Công an: 365 ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật

Đại tá, TS. Lê Trang Hùng.
Đại tá, TS. Lê Trang Hùng.
(PLVN) - Đại tá, TS. Lê Trang Hùng, Trưởng phòng Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi kiểm tra thi hành pháp luật & pháp chế địa phương (Phòng 6), thuộc Cục Pháp chế & Cải cách hành chính, tư pháp (V03 - Bộ Công an) quan niệm mỗi cán bộ chiến sĩ chính là một tuyên truyền viên pháp luật. Ông luôn cố gắng hết mình tìm tòi, sáng tạo cách thức tuyên truyền hiệu quả nhất.

Mỗi cán bộ chiến sĩ là 1 tuyên truyền viên pháp luật

Hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực pháp chế ngành công an, Đại tá Hùng đã có gần 10 năm gắn bó công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Ông chia sẻ, công tác pháp chế của ngành công an khá rộng so với công tác pháp chế của các bộ, ngành: từ khâu tham mưu, tư vấn đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát hệ thống hóa pháp điển; cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong CAND; hợp tác quốc tế, tiếp nhận và xử lý hồ sơ dẫn độ tội phạm, bồi thường nhà nước; theo dõi kiểm tra thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính và thực hiện dân chủ của Bộ… Các mặt công tác này đều là lĩnh vực khó, khá “khô khan”, đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sĩ phải nỗ lực không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ; phải thực sự yêu ngành, yêu nghề, đam mê công việc.

Riêng Phòng 6 có số cán bộ không quá nhiều, nhưng các mảng công việc khá rộng gồm PBGDPL, theo dõi kiểm tra thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi pháp chế công an đơn vị địa phương. Phòng giữ vai trò là thành viên thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Bộ Công an, thường trực BCĐ thực hiện dân chủ của Bộ Công an…

Ông Hùng kể: “Sự ra đời của Phòng 6 gắn liền với dấu mốc Luật PBGDPL năm 2012 được thông qua, điều đó cho thấy công tác PBGDPL được Đảng ủy công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ ngày càng chú trọng, coi đó là một biện pháp phòng ngừa xã hội trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật”.

Một trong những dấu ấn tiêu biểu là Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2014, Bộ Công an đã tổ chức phát động Cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 cho cán bộ, chiến sĩ, học viên toàn lực lượng. Tổng số bài dự thi lên tới gần 270.000, trong đó nhiều tác phẩm dự thi được đầu tư công phu như xây dựng mô hình tòa nhà Quốc hội, công trình trưng bày, các công trình khoa học nghiên cứu dày công lên tới 10-18 cuốn sách… Trải qua các vòng chấm điểm, Bộ Công an đã lựa chọn một số bài thi xuất sắc nhất gửi Bộ Tư pháp và đạt một số giải chung cuộc (1 giải B, 2 giải C).

Đại tá Hùng nêu quan điểm, bất kỳ Nhà nước nào cũng phải có hệ thống pháp luật để quản trị quốc gia. Vì vậy, từ khâu ban hành văn bản, đến tổ chức thi hành, kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật đều có vai trò rất quan trọng. Trong công tác tổ chức thi hành, PBGDPL chính là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống.

Theo ông, để làm tốt công tác PBGDPL, mỗi cán bộ chiến sĩ luôn phải nỗ lực, cố gắng học tập, nghiên cứu, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và các văn bản chuyên ngành thuộc lĩnh vực mình quản lý, phụ trách; để từ đó trở thành 1 tuyên truyền viên pháp luật theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, sống làm việc theo đúng tinh thần 365 ngày đều là Ngày Pháp luật.

Trong công tác này, khâu đầu tiên quan trọng nhất là lựa chọn đối tượng, từ đó quyết định được nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp. Ví dụ tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, ở khu vực biên giới thì tập trung về các quy định liên quan xuất nhập cảnh, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán ma túy, buôn bán người… Do đồng bào thiểu số có trình độ dân trí chưa cao, đời sống còn khó khăn nên cán bộ chiến sĩ phải đổi mới, vận dụng sáng tạo nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp như phiên dịch các nội dung tuyên truyền sang tiếng đồng bào, tuyên truyền miệng, sử dụng người có uy tín, đến tận nhà vận động bà con tham gia... Ngoài ra có thể kết hợp hoạt động tuyên truyền với việc tổ chức khám chữa bệnh miễn phí, trao quà, trao nhà từ thiện, làm hộ chiếu, căn cước công dân… để thu hút bà con tham dự.

Tuyên truyền pháp luật qua những thước phim

Với công tác PBGDPL hiện nay, theo Đại tá Hùng, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới hình thức phổ biến là một xu hướng tất yếu. Ngoài các cách thức đã được Bộ Công an triển khai đem lại hiệu quả như biên soạn tài liệu đăng tải lên Cổng thông tin điện tử; tổ chức hội nghị tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên; sử dụng mạng xã hội, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa... thì ông cho biết, còn một hình thức nữa tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dân, là xây dựng các clip, làm phim để lồng ghép quy định pháp luật truyền tải đến người xem.

Đại tá Hùng cùng tập thể Phòng 6 có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ.

Đại tá Hùng cùng tập thể Phòng 6 có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ.

Ông kể: “Khi cuộc thi tìm hiểu pháp luật phòng chống, tham nhũng do Bộ Tư pháp phát động vào năm 2013, tôi được giao xây dựng một tiểu phẩm dài khoảng 15 phút để đại diện cho Bộ Công an đi dự thi. Lần đầu bắt tay vào công việc mới mẻ này, tôi khá hứng thú nhưng không khỏi lúng túng. Với sự hỗ trợ của Đoàn Nghệ thuật CAND cùng một số đồng đội, tôi đã hoàn thành kịch bản, lựa chọn diễn viên và tham gia diễn xuất một vai quần chúng. Sau hơn tháng, tiểu phẩm “Chuyện phường tôi” hoàn thành, được gửi đi dự thi và đạt giải Ba”.

Nội chung chính của tiểu phẩm kể về câu chuyện một Trưởng công an phường có vợ là giáo viên. Trên địa bàn phường có nhiều cơ sở kinh doanh phức tạp như karaoke, nhà hàng, quán bar… Mỗi lần bị kiểm tra, các chủ cơ sở kinh doanh thường tìm cách gặp Trưởng công an phường để hối lộ nhưng luôn bị kiên quyết từ chối, bị yêu cầu chấm dứt hành vi... Họ tìm cách tiếp cận người vợ của anh, và cô có lúc đã dao động.

Hoàn cảnh éo le xảy ra khi con họ ốm nặng, gia đình chưa kịp thu xếp tiền. Một người bạn của vợ mang tiền đến cho vay, người chồng linh cảm phía sau đó là động cơ gì khác. Vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Cơ quan chức năng sau đó đã làm rõ được linh cảm của vị Trưởng Công an phường là đúng. Qua tiểu phẩm, Đại tá Hùng muốn nhắn nhủ rằng người chiến sĩ CAND dù ở bất kỳ vị trí, hoàn cảnh nào cũng cần giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết nói không với vi phạm.

Sau khi Đề án “Tăng cường PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” của Chính phủ được ban hành, Bộ Công an với tư cách là cơ quan chủ trì xây dựng đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Trong đó biên soạn nhiều sách, tài liệu tập huấn. Để truyền tải một cách sinh động ý nghĩa, mục đích của Đề án, Bộ đã xây dựng một phim ngắn mang tên “Hoa về nẻo thiện”. Đại tá Hùng lại chính là tác giả của bộ phim này.

Ông chia sẻ: “Tôi lên ý tưởng, xây dựng kịch bản phải đảm bảo tội danh của nhân vật đúng với quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá, nội quy, quy định của trại giam và Nghị định quy định về tái hoà nhập cộng đồng. Làm bộ phim này, phải di chuyển liên tục giữa Hà Nội và Trại giam Ninh Khánh (Ninh Bình). Mặt khác, do thời tiết đôi lúc không ủng hộ nên cả đoàn làm phim khá vất vả. Nhưng với sự cố gắng của mọi người, sau 2 tháng bộ phim được hoàn thành”.

Bộ phim xoay quanh câu chuyện một cô gái “dân xã hội” sau khi bị phạt tù, vào trại có thái độ chống đối, không hợp tác. Nhờ sự động viên, giáo dục, giúp đỡ của cán bộ quản giáo, nữ phạm nhân đã dần chuyển biến về tư tưởng, chấp hành nghiêm túc các nội quy, tích cực học hỏi công việc về nông nghiệp, may mặc và đạt kết quả xếp loại tốt, được xét đặc xá. Khi ra tù, tái hòa nhập cộng đồng, cô được các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương, công an cơ sở hỗ trợ công việc kinh doanh, trở thành một doanh nhân thành đạt.

Cô trở lại trại giam để cảm ơn lãnh đạo và cán bộ quản giáo đã giúp đỡ giáo dục, cho học nghề để có được như ngày hôm nay và đề nghị với lãnh đạo trại giam là mong muốn được giúp đỡ việc làm cho các phạm nhân khác về cơ sở sản xuất kinh doanh của mình. Bộ phim thể hiện được tính nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác đặc xá và đề cao sức mạnh của sự chung tay giúp sức của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng trong việc giúp đỡ người mới ra tù tái hòa nhập.

Đại tá Hùng cùng tập thể Phòng 6 đã được trao tặng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Cờ thi đua… vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt là trong công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật.

Đọc thêm

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.
(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.