Đại học phải là nơi cống hiến khoa học, tài năng được trân trọng và toả sáng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ.
(PLO) - Phó Thủ tướng mong muốn không chỉ ĐH Công nghiệp TP HCM mà mọi trường ĐH phấn đấu xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu khoa học thực sự dân chủ, cởi mở - nơi trí thức và những cống hiến khoa học được trân trọng và tôn vinh; những tài năng được tạo điều kiện thuận lợi nhất để bừng nở; những giá trị nhân văn được tỏa sáng; để những cựu sinh viên, cựu cán bộ, trong suốt cuộc đời mình sau này luôn nhớ về khoảng thời gian học tập và lao động ở nhà trường với tình cảm tốt đẹp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu này trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và khai giảng năm học 2016-2017 của ĐH Công nghiệp TP HCM, sáng hôm qua (11/11). 

Mục đích nâng cao chất lượng đầu ra của ĐH 

Là một trong những trường ĐH đầu tiên tự nguyện thực hiện cơ chế tự chủ, qua hơn một năm, ĐH Công nghiệp TPHCM đã đạt được kết quả tích cực và khá rõ ràng như: Công bố khoa học tăng hơn 23%; chi cho học bổng tăng 6 lần trong khi tổng thu học phí tăng 2,4%; kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua, Nhà trường đã tuyển đủ ngay trong đợt đầu tiên.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đây mới chỉ là những bước đi ban đầu của tự chủ.

Phó Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, một quốc gia muốn giàu mạnh thì nhất thiết phải có một nền giáo dục tốt. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, vào yếu kém, Trung ương Đảng và cả xã hội đã xác định phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Đối với giáo dục ĐH thì bức thiết nhất là nâng cao chất lượng đầu ra của ĐH. Yêu cầu này dẫn đến một đòi hỏi và cũng là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, đó là phải thực hiện tự chủ ĐH.

Đề cập đến cách hiểu tự chủ ĐH lệch về tự chủ tài chính, nghĩa là Nhà nước không cấp tiền cho trường ĐH nữa, Phó Thủ tướng nêu rõ: Bản chất thực sự của tự chủ ĐH là tự quản trong ĐH, bỏ cơ chế cơ quan/bộ chủ quản. Ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH. Thực tế ở nhiều nước trên thế giới, các trường ĐH thực hiện tự quản, tự chủ nhưng ngân sách nhà nước vẫn bảo đảm một phần lớn kinh phí hoạt động, điển hình là các nước châu Âu.

“Trao quyền tự chủ cho ĐH phải gắn liền với trách nhiệm giải trình của nhà trường và các chính sách cần thiết để bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH chất lượng cao cho mọi người, đặc biệt cho gia đình chính sách, người nghèo”, Phó Thủ tướng nói.

Trường ĐH là tài sản của xã hội, đất nước

ĐH Công nghiệp TPHCM cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ thực chất, không nửa vời, tự tin, đoàn kết và thật sáng tạo, thực hiện đúng tinh thần tự chủ với mục tiêu hướng tới là một trường ĐH có uy tín trong nước và khu vực. Mức độ tự chủ không chỉ ở cấp trường mà đẩy mạnh tới từng khoa, từng bộ môn, từng giảng viên; đặc biệt coi trọng vai trò của các bộ môn và tính sáng tạo, chủ động của từng giảng viên.

Các quy chế hoạt động của Nhà trường cần phải xây dựng rất cụ thể trên tinh thần phát huy dân chủ thực sự cả về chuyên môn, trong công tác tổ chức nhân sự và tài chính, đồng thời công khai để toàn bộ giảng viên, sinh viên của Nhà trường và toàn xã hội biết và giám sát.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương giảm mạnh các can thiệp hành chính vào công việc của Nhà trường trong đầu tư, tổ chức cán bộ, định hướng đào tạo… tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung, điều chỉnh các quy định mà nhiều trường ĐH coi là cứng nhắc, để bảo đảm phát huy đầy đủ và thực chất quyền tự chủ của các trường (ví dụ như quy mô đào tạo, chỉ tiêu đầu vào, tỉ lệ giảng viên ngoài cơ hữu…).

Mục tiêu là để ĐH Công nghiệp TPHCM thực sự trở thành trường ĐH của Việt Nam, của xã hội, phấn đấu tiến tới là của khu vực, của thế giới chứ không phải của Bộ Công Thương.

Xây dựng môi trường học tập, nghiên cứu

Phó Thủ tướng mong muốn không chỉ ĐH Công nghiệp TPHCM mà mọi trường ĐH phấn đấu xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu khoa học thực sự dân chủ, cởi mở - nơi trí thức và những cống hiến khoa học được trân trọng và tôn vinh; những tài năng được tạo điều kiện thuận lợi nhất để bừng nở; những giá trị nhân văn được tỏa sáng; để những cựu sinh viên, cựu cán bộ, trong suốt cuộc đời mình sau này luôn nhớ về khoảng thời gian học tập và lao động ở nhà trường với tình cảm tốt đẹp.

“Đổi mới luôn là quá trình cọ xát giữa cái mới, cái cũ và luôn có một bộ phận bị ảnh hưởng, nhiều khi khó phân định tách bạch và một phần ở ngay trong chính mỗi người. Điều quan trọng chúng ta phải dũng cảm vượt lên những trở lực do thói quen, do lợi ích. Tất cả vì lợi ích chung”, Phó Thủ tướng trao đổi.

Đối với các sinh viên, Phó Thủ tướng mong rằng mỗi người thực sự ý thức được trách nhiệm của mình với xã hội, với tương lai và trước hết là ngay với những người thân nhất. Từ đó, cố gắng học tập, tự học để khi ra trường là cử nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên sẽ không “thua chị, kém em” ở trong nước cũng như thế giới, không chỉ chuyên môn mà cả ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm, thực sự trở thành những công dân toàn cầu theo đúng nghĩa.

“Đặc biệt, các bạn là sinh viên của ĐH Công nghiệp TP HCM, phần đông các bạn sẽ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của cải vật chất, sáng tạo ra công nghệ, áp dụng công nghệ, cho nên càng cần phải tự học, tự rèn những kỹ năng mà vốn trước đây chỉ sinh viên ở các nước phát triển mới chú ý như kỹ năng tự làm việc, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc theo nhóm và hơn hết là tác phong công nghiệp”, Phó Thủ tướng nhắn nhủ. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...