Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm chuẩn xét tuyển tài năng

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại học Bách khoa Hà Nội mới thông báo ngưỡng yêu cầu đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học chính quy năm 2023 theo phương thức xét tuyển tài năng.

Đại học Bách khoa Hà Nội lưu ý đối với diện 1.2 và 1.3, thí sinh được chính thức trúng tuyển khi đáp ứng yêu cầu đỗ tốt nghiệp.

Ngoài ra, nếu đã đăng ký nguyện vọng tại cổng đăng ký tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thí sinh phải tự xác định thứ tự ưu tiên các nguyện vọng khi đăng ký trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, tùy thuộc thí sinh muốn được công nhận trúng tuyển nguyện vọng này hay muốn mở rộng cơ hội trúng tuyển nguyện vọng khác.

Sau quá trình lọc ảo chung toàn quốc (và được công bố trúng tuyển), thí sinh xác nhận nhập học và nhập học theo hướng dẫn của đại học.

Đại học Bách khoa Hà Nội yêu cầu, với thí sinh đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, ngoài các điều kiện trên, cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau: Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên, IELTS (academic) 5.0 trở lên hoặc tương đương; hoặc Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh đạt yêu cầu của nhà trường (sẽ được công bố sau).

Điểm trúng tuyển cụ thể của các diện như sau:

Ngưỡng yêu cầu đối với phương thức xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Ngưỡng yêu cầu đối với phương thức xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Ngưỡng yêu cầu đối với phương thức xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế.

Ngưỡng yêu cầu đối với phương thức xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế.

Ngưỡng yêu cầu đối với phương thức xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn tính theo thang điểm 100:

Năm 2023, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Đại học Bách khoa là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (tốt nghiệp THPT và đánh giá tư duy).

Một điểm điều chỉnh trong đề án tuyển sinh năm 2023 là không áp dụng điều kiện học bạ đối với thí sinh xét tuyển theo điểm thi.

Đọc thêm

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.