Đại biểu Quốc hội tán thành mở rộng thí điểm Thừa phát lại

Cuối tuần qua, thảo luận ở tổ về việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (TPL), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành việc tiếp tục kéo dài thời hạn thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh và nhân rộng đến một số địa phương khác. Tuy nhiên, ĐBQH lưu ý, phải chuẩn bị thật tốt các điều kiện cho TPL hoạt động, nhất là về yếu tố nhân lực.

Cuối tuần qua, thảo luận ở tổ về việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (TPL), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành việc tiếp tục kéo dài thời hạn thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh và nhân rộng đến một số địa phương khác. Tuy nhiên, ĐBQH lưu ý, phải chuẩn bị thật tốt các điều kiện cho TPL hoạt động, nhất là về yếu tố nhân lực.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại tổ về thí điểm chế định Thừa phát lại
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại tổ về thí điểm chế định Thừa phát lại

Kéo dài thí điểm là cần thiết

Trước đó, trình bày báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thí điểm chế định TPL, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh: Ủy ban cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện thí điểm.

Hoạt động TPL đã xác định được vị trí của mình trong đời sống xã hội, tạo lập một nghề mới về cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính – tư pháp, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội như giảm tải nhân lực, thời gian và chi phí, bảo đảm các hoạt động tư pháp được nhanh hơn, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng quá tải trong công việc của các cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng khẳng định “việc thí điểm chế định TPL là cần thiết ». Tuy nhiên, trong điều kiện hệ thống pháp luật và bối cảnh kinh tế - xã hội cũng như tập quán, ý thức pháp luật của người dân ở nước ta hiện đã có sự khác biệt rất lớn so với trước đây, nên “việc thí điểm đòi hỏi phải có bước đi thận trọng”. Nhiều ý kiến  trong Ủy ban tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL và mở rộng thêm địa bàn thí điểm (ở một số địa phương khác).

Đánh giá hoạt động của TPL đã góp phần giảm án tồn, chia sẻ công việc cho ngành Tòa án, tuy nhiên ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị Chính phủ cân nhắc lại việc cho phép TPL thực hiện cưỡng chế thi hành án vì nghi ngại “sẽ gặp khó khăn”. ĐB Ánh nhất trí thẩm định của Ủy ban Tư pháp, cho tiếp tục thí điểm và nhân rộng mô hình TPL đến hết năm 2015, tuy nhiên ĐB này đề nghị “Bộ Tư pháp cần củng cố bổ sung văn bản hướng dẫn đảm bảo hành lang pháp lý cho TPL hoạt động tốt hơn”.

ĐB Trần Du Lịch (TP.Hồ Chi Minh) cũng cảm thông trong khi thế giới “người ta làm cả rồi” mà ta thì “trật vật” lắm mới ra được việc thí điểm TPL. Ông nhất trí cao “địa phương nào có điều kiện thì cứ cho làm” nhưng lưu ý “không nên làm phong trào, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng Tòa án, Tư pháp việc của mình không làm mà cứ “nằm” đó chờ mấy ông TPL”. ĐB Lịch nhấn mạnh “cần luật hóa hoạt động này chứ không thể mãi thí điểm”.

Đánh giá TPL có tác dụng cho xã hội, ĐB Thân Đức Nam (TP.Đà Nẵng) cũng cho rằng những bất cập hạn chế của TPL chủ yếu do thể chế chưa hoàn thiện. Về hoạt động của các Văn phòng TPL trong thời gian chuyển tiếp, ĐB này đề nghị dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cần khẳng định hiệu lực và tính pháp lý của các hoạt động từ 1/7/2012 đến khi có Nghị quyết mới nếu không sẽ tạo ra cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên có liên quan.

Chung ý kiến, ĐB Lê Đông Phong (TP. Hồ Chí Minh), ĐB Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên), ÐB Ðinh Xuân Thảo (Hà Nội), ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa)… cùng nhiều ĐB khác tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL và cần mở rộng triển khai ở nhiều địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Mở rộng quy mô: phải chuẩn bị điều kiện thật tốt

Cơ bản nhất trí với những đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh, song ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến, TP.Hồ Chí Minh tỏ ra rất thận trọng: “TP Hồ Chí Minh làm TPL từ trước giải phóng, sau này vào thí điểm đã có sự chuẩn bị rất tốt về nhân lực, vật lực, tức là đã “đi trước một bước” rồi mà thực hiện triển khai còn nhiều khó khăn.

Vậy còn các địa phương khác chưa thực hiện bao giờ thì sẽ ra sao?”, bà Tiến đặt câu hỏi và cho rằng “cần chuẩn bị các điều kiện thật tốt, nhất là về con người để việc thực hiện TPL được thành công. Bộ Tư pháp cần phối hợp với chính quyền địa phương làm kỹ công tác khảo sát, chứ không nên cứ tỉnh nào đăng ký là cho làm”.

Tuy nhiên, về việc kéo dài và mở rộng quy mô hoạt động TPL, cũng có một số ý kiến ĐB chưa đồng tình. ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) không tán thành tiếp tục thực hiện thí điểm. Ông tỏ rõ quan điểm “TPL chỉ phục vụ cho thi hành án dân sự, không liên quan đến Tòa án. Hiện nay cán bộ Tòa án dù nhiều việc nhưng vẫn làm được, nên “không cần thiết phải xã hội hóa một phần việc như TPL”.

Theo chương trình làm việc, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện thí điểm chế định TPL vào ngày 10/11 tới đây.

Thu Hằng

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).