Đà Nẵng nâng mức cảnh báo, khẩn trương sơ tán dân, chuẩn bị cho đêm ngập thứ 2

Đà Nẵng "chạy đua" sơ tán dân trước 16 giờ hôm nay.
Đà Nẵng "chạy đua" sơ tán dân trước 16 giờ hôm nay.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đà Nẵng đang dồn toàn bộ các lực lượng tập trung sơ tán dân, chuẩn bị ứng phó đêm ngập lụt thứ 2 dự báo còn phức tạp hơn.

Ngày 14/10, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã chủ trì cuộc họp ứng phó với mưa lớn, ngập lụt và sạt lở đất.

Tại đây, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đánh giá cao các quận huyện, sở ngành, các lực lượng vũ trang đã rất chủ động ứng phó với đợt mưa lớn này. Nhờ đó bước đầu giảm thiểu thiệt hại.

Xuyên đêm ngày 13 và ngày 14/10, lực lượng chức năng mang theo phao đi sâu vào các ngõ, hẻm, thổi còi tín hiệu để người dân biết và hỗ trợ di tản ra bên ngoài.

Xuyên đêm ngày 13 và ngày 14/10, lực lượng chức năng mang theo phao đi sâu vào các ngõ, hẻm, thổi còi tín hiệu để người dân biết và hỗ trợ di tản ra bên ngoài.

Trước dự báo còn mưa lớn, ông Chinh yêu cầu các quận huyện tiếp tục duy trì số lượng người dân đã sơ tán, đồng thời mở rộng hơn nữa. Người dân nào chưa sơ tán thì phải đi trước 16 giờ hôm nay.

"Tối qua tôi đến khu vực Mẹ Suốt, nước trên mặt đường ngập khoảng 70-80 cm. Nhưng nếu chiều nay mưa lớn thì khả năng nước còn lên tiếp. Số lượng người dân phải sơ tán chỗ này rất đông, do đó cần phải đảm bảo thực phẩm cho người dân, dứt khoát không để người dân thiếu ăn, chịu rét. Các địa phương dùng nguồn lực của mình, cần thiết đề nghị thành phố bổ sung", Chủ tịch Đà Nẵng nói và đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự TP điều lực lượng đóng tại các điểm then chốt như Khe Cạn, Mẹ Suốt, Nguyễn Nhàn trước 16 giờ.

Dầm mình trong nước lạnh, lực lượng công an, bộ đội đã kịp thời đưa nhiều người dân vùng bị ngập đến nơi an toàn.

Dầm mình trong nước lạnh, lực lượng công an, bộ đội đã kịp thời đưa nhiều người dân vùng bị ngập đến nơi an toàn.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Sở Du lịch huy động 50 cán bộ thuộc lực lượng cứu hộ cứu nạn của sở trước 16 giờ lên các quận Cẩm Lệ, Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu.

Giao Chủ tịch UBND quận huyện điều hành tổng chỉ huy các lực lượng trên địa bàn như quân đội, công an, các đội “cứu hộ 0 đồng”.

Sở Xây dựng được yêu cầu huy động tất cả cán bộ xuống địa bàn kiểm tra, vận hành tất cả máy bơm chống ngập.

Sở TN&MT chỉ đạo công ty môi trường đưa lực lượng xuống các điểm có dấu hiệu ngập rác để nạo vét, khơi thông. Sở NN&PTNT kiểm tra hồ đập, nghiêm cấm tàu thuyền người dân đi đánh bắt cá.

Sở GD&ĐT được đề nghị chủ động trong việc quyết định có cho học sinh nghỉ học ngày thứ 2 tới hay không. Nếu có thì tối chủ nhật thông báo cho người dân.

Ông Chinh cũng đề nghị các lãnh đạo UBND TP tăng cường đi cơ sở kiểm tra, nắm tình hình. Tuyệt đối không cho phép lặp lại tình trạng bị động trong ứng phó như đợt mưa lịch sử ngày 14/10/2022.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Đà Nẵng, đến thời điểm này, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã điều động 433 cán bộ chiến sĩ ứng trực tại các địa bàn trọng điểm về ngập lụt.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã điều động 200 lượt cán bộ chiến sĩ hỗ trợ công tác khắc phục tại khu vực biên giới biển, các điểm sạt lở đường đèo Hải Vân.

Một cụ già được đưa ra khỏi ngôi nhà bị ngập sâu.
Một cụ già được đưa ra khỏi ngôi nhà bị ngập sâu.

Công an TP Đà Nẵng cũng huy động 100% quân số ứng trực với hơn 4.000 cán bộ chiến sĩ. Qua đó đã hỗ trợ sơ tán dân, di dời tài sản tại đường Mẹ Suốt, Hoàng Văn Thái, ứng cứu người dân tại các khu vực ngập sâu.

Hiện trên địa bàn Đà Nẵng đang có 11 vị trí ngập từ 1 m trở lên. Cụ thể là năm vị trí tại phường Hòa Minh, sáu vị trí tại phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu).

Tại huyện Hòa Vang có 381 hộ bị ngập. Tính đến 9 giờ 30 ngày 14-10, có 3.763 người dân được sơ tán đến nơi an toàn. Phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) nhiều nhất với 3.190 người được sơ tán.

Về thiệt hại, ghi nhận ban đầu có 9,5 ha rau màu bị ngập. Một điểm sạt lở tại Km 905 đường đèo Hải Vân.

Người dân được đưa đến nơi trú ẩn an toàn.
Người dân được đưa đến nơi trú ẩn an toàn.

Trước đó, sáng 14/10, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng đã kiểm tra thực tế tại các điểm ngập úng trên địa bàn quận Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà... và một số điểm sơ tán nhân dân.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị các địa phương, đơn vị, lực lượng vũ trang tập trung sơ tán nhân dân ở các khu vực bị ngập sâu đến nơi cao ráo, an toàn. Đồng thời, bảo đảm các điều kiện sinh hoạt thiết yếu, nhu yếu phẩm cho nhân dân.

Ông Quảng cũng yêu cầu các lực lượng chức năng khẩn trương rào chắn, quyết liệt ngăn chặn, không cho người dân, nhất là trẻ em đi lại ở các đoạn đường, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết để bảo đảm an toàn, tránh sa vào các hố sâu cũng như xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Đọc thêm

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
(PLVN) -  Năm 2024 là một năm đặc biệt đối với Công đoàn Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 95 năm thành lập và là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn. Các hoạt động nổi bật của tổ chức công đoàn đã không chỉ củng cố niềm tin của người lao động, mà còn khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi TP Hà Nội năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Sự kiện có sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..