Cựu ĐBQH còn không hiểu, làm sao dư luận không ngơ ngác?

Cựu ĐBQH còn không hiểu, làm sao dư luận không ngơ ngác?
(PLO) - Điều 25 Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng – PCTN (sửa đổi) đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Cụ thể, về việc tặng quà và nhận quà tặng nêu rõ: “Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) chỉ được phép nhận quà tặng mang tính chất lưu niệm và có giá trị đến 2 triệu đồng trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Trường hợp quà tặng có giá trị trên 2 triệu đồng, thì người nhận quà phải nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mình”.

Dự thảo Luật cũng nêu, người nộp lại quà tặng theo quy định được ưu tiên mua lại quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý CBCCVC quyết định việc tổ chức bán quà tặng(!). Tiền thu được từ việc bán quá tặng, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc bán quà tặng phải được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. 

Về việc tặng và nhận quà được quy định như trên, một PGS.TS nguyên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII (đoàn Hà Nội) cho rằng, đề xuất này chưa rõ ràng, thiếu khả thi. “Tôi không hiểu tại sao họ lại đưa điều khoản này vào trong dự thảo? Cơ sở nào để quy định cán bộ nhận quà lưu niệm không quá 2 triệu đồng?”, bà đặt câu hỏi.

Đến cựu ĐBQH còn không hiểu thì làm sao dư luận không ngơ ngác?

Điều 40 Luật PCTN (Luật 2005) có quy định việc tặng quà và nhận quà tặng của CBCCVC. Còn tại Điều 18 Luật Công chức có hiệu lực thi hành từ năm 2010, quy định những việc CBCCVC không được làm liên quan đến đạo đức công vụ, không được “sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật”. Việc tặng quà trái quy định chỉ là một trong các nội dung cụ thể hóa điều luật này. 

Xin nói, quà tặng có ý nghĩa văn hóa. Tuy nhiên, ở đây là sự giao thoa mong manh. Phạm trù văn hoá - sự ràng buộc chỉ có thể là các quan hệ tình cảm. Còn phạm trù pháp luật chính là các điều cấm. Sử dụng thiết chế luật để điều chỉnh phạm trù văn hóa, tức lấy quy định cấm để điều chỉnh ý thức đã định hình qua các thời kỳ lịch sử, rõ ràng quá khó đối với các nhà làm luật. Nhưng khó không có nghĩa phó mặc, đưa vào luật là để nắn chỉnh những lệch lạc, lợi dụng truyền thống văn hóa để “trục lợi” và “lợi dụng”.

Trước đây chúng ta từng tranh cãi như thế nào là “quà tặng ngang mức tình cảm”, “trên mức tình cảm”? Trong Cổ học tinh hoa kể rằng, một người dân mang quà đến hối lộ, sợ quan không nhận, người này nói: “Quan cứ nhận đi, chuyện này chỉ có quan và tôi biết thôi”. Nhưng quan gạt đi và nói: “Còn có trời, đất biết nữa”, rồi không nhận. Thực chất “trời, đất” trong cách hiểu này là lương tâm của hai người (cho và nhận). 

Suy cho cùng, văn hóa quà tặng phải giữ gìn, việc chống biến tướng, nghiêm cấm cũng cần. Nhưng phải khả thi, còn chữ “trời, đất” như trong câu chuyện trên là khi hai phía đều trong sáng. Điều rất hiếm, hiện nay!.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.