'Cường quốc du lịch ẩm thực' - Tại sao không?

Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phục hồi du lịch hậu COVID-19.
Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phục hồi du lịch hậu COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nền ẩm thực Việt Nam vốn phong phú và đã được bạn bè quốc tế biết đến. Đây là những lợi thế bước đầu để kỳ vọng Việt Nam có thể trở thành “cường quốc du lịch ẩm thực” trong tương lai không xa.

Định vị bằng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu

Mới đây, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã công bố kết quả của Hành trình khảo sát xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh, thành phố phía Bắc (Nam Định, Hà Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội). Được biết, hoạt động này thuộc Dự án 100 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam (giai đoạn 2022 – 2024).

Kết thúc hành trình, Ban Tổ chức đã bước đầu lựa chọn, đưa vào danh sách khảo sát, nghiên cứu sâu một số món ăn, món uống được xem là di sản lịch sử và văn hóa ẩm thực vùng Sơn Nam Hạ.

Đó là, phở bò, bún đũa, cá đốt rơm, xôi kê – bánh đa, kẹo Sìu Châu, mâm cỗ Ngọc Đền Gin, rượu Thiên Trường, muối phơi trên cát Hải Lý (Nam Định); Cá kho Vũ Đại, canh rau sắng (Hà Nam); Cá bỗng rượu, măng rừng xào thịt gác bếp, đậu chiên trà xanh, bánh lá ngải, chè Thái Hà, rượu nếp Thái Hải (Thái Nguyên); Chả cốm, xôi Phú Thượng, bún ốc nguội, chả nem, bún chả (Hà Nội). Dựa trên đây, các nghệ nhân, đầu bếp có thể nghiên cứu sâu hơn về các món ăn, các nguyên liệu địa phương để có những cải tiến, ứng dụng trong thực tế bảo tồn và phát huy những giá trị của các món ăn.

Ông Lã Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực VCCA, Trưởng ban Tổ chức khẳng định: “Đây có thể coi là dấu ấn, tín hiệu đáng mừng thúc đẩy tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các món ăn đặc sắc thuần Việt đến người dân và cộng đồng quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời định hướng phát triển văn hóa ẩm thực đến với du khách trong và ngoài nước”.

Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, điểm đến đều có những đặc sản đặc trưng và phong cách ẩm thực riêng, được tạo nên bởi những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống riêng. Do đó, mỗi địa phương tự tìm hiểu, khai thác thế mạnh di sản văn hoá ẩm thực tiêu biểu sẽ chiếm thế chủ động trong việc phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực gắn với vùng, miền đó. Nỗ lực này góp chung vào việc xây dựng bản đồ ẩm thực quốc gia đa dạng, hấp dẫn, đặc sắc để quảng bá tới bạn bè quốc tế cũng như thu hút du khách nội địa.

“Chìa khóa” tương tác

Ẩm thực từ lâu nay đã được Tổng cục Du lịch xác định là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch nhằm thu hút khách, tạo doanh thu, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh phục hồi du lịch hậu COVID-19, du lịch gắn liền với ẩm thực có thể đóng vai trò như “cục nam châm” thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm từ các quốc gia hay điểm đến phát triển du lịch ẩm thực trên thế giới đều cho thấy những trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn có thể khiến du khách sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn và lưu trú lâu hơn khi du lịch tại điểm đến.

Đơn cử, một khảo sát trước dịch của Tổ chức Du lịch ẩm thực thế giới World Food Tourism Association (WFTA), du khách quốc tế dành từ 15 - 35% ngân sách du lịch cho các khoản chi tiêu liên quan đến thực phẩm và đồ uống trong suốt hành trình du lịch của mình. Phần lớn du khách quốc tế tin rằng khám phá ẩm thực địa phương là cách tốt nhất để hiểu được giá trị văn hóa bản địa.

Dù nền ẩm thực Việt Nam vốn phong phú, đa dạng và đã được bạn bè quốc tế biết đến, nhưng để du lịch ẩm thực trở thành động lực phát triển của ngành du lịch Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều thách thức. Trước tiên, du lịch ẩm thực Việt Nam phải trở nên khác biệt so với các quốc gia trong khu vực. Điều này đòi hỏi một chiến lược bài bản và lộ trình rõ ràng từ các nhà quản lý.

Việc xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu gắn với các tỉnh, thành, vùng, miền mới chỉ là bước đầu tiên nhưng lại là nền tảng cực kỳ quan trọng. Vì chỉ khi xác định được đặc trưng ẩm thực của địa phương thì người làm du lịch mới có thể tư duy phát triển sản phẩm, các nhà quảng bá mới có thể làm tốt công việc thông tin đến cho du khách về những chuyện thú vị đằng sau từng món ăn, thức uống, phong cách ẩm thực cá biệt tại điểm đến.

Mỗi du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon miệng, đậm đà bản sắc địa phương mà còn có thể hiểu hết được giá trị của món ăn đó, thậm chí có thể tham gia vào hành trình tạo nên món ăn đó. Hướng đi này đã làm nên thành công của ngành du lịch ẩm thực tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hy vọng qua đó ẩm thực Việt Nam có thể trở thành một động lực phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trong giai đoạn hồi phục hậu đại dịch.

Đọc thêm

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Trải nghiệm tour mới của đất Kinh kỳ

Khu du lịch Ao Vua với thiên nhiên hữu tình hấp dẫn du khách. (ảnh: huyện Ba Vì)
(PLVN) - Nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, sau khi 16 tour đêm đặc sắc Hà Nội được giới thiệu, ngành du lịch Thủ đô mở rộng thêm tour đêm ngoại thành Hà Nội và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm nội đô, gắn với di sản - di tích, làng nghề, ẩm thực.

Để du khách không phải 'mặc cả' khi đến Việt Nam

Hàng rong “chặt chém”, chèo kéo khách đã trở thành “điểm trừ” với du lịch Việt. (Ảnh minh họa - Báo TTH)
(PLVN) - Nạn “chặt chém” không chỉ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của du khách khi du lịch mà còn làm hình ảnh Việt Nam mất điểm trong mắt bạn bè quốc tế. Đây vẫn là một trong những vấn đề cần được ngành Du lịch quan tâm, sớm có giải pháp khắc phục.

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

Bảo đảm an toàn du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân nô nức đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Nguồn: BN)
(PLVN) - Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, du khách đổ về các điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội tăng mạnh. Ngoài sự tăng cường giữ gìn an ninh trật tự của các lực lượng chức năng, người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo đảm an toàn cho chính mình.