Cuộc sống ven biển bị khí hậu cực đoan đe dọa

Khí hậu khắc nghiệt khiến người dân sống ven biển khó ra khơi đánh bắt cá. Ảnh: Getty Image
Khí hậu khắc nghiệt khiến người dân sống ven biển khó ra khơi đánh bắt cá. Ảnh: Getty Image
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trái đất nóng lên, băng hai cực tan khiến nước biển dâng cao, tàn phá các thành phố, thị trấn, khu vực nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt ở các khu vực ven biển. Nhiều cộng đồng dân cư ven biển ở các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đang phải “vật lộn” để thích ứng với hệ quả của biến đổi khí hậu.

Thực tế “u ám” khi trái đất nóng lên

Các nước ở Đông Nam Á, Ấn Độ - Thái Bình Dương và châu Phi vốn chủ yếu dựa vào ngành thủy sản để duy trì sinh kế và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cộng đồng ven biển của những quốc gia này đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ, hiểm họa từ cuộc khủng hoảng khí hậu. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Sáng kiến Đánh giá Thực phẩm Xanh (BFA) năm 2021 đã chỉ ra, hàng triệu người ở các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt với sự bất ổn gia tăng về lương thực và kinh tế do sự đe dọa của biến đổi khí hậu đối với các hệ thống thực phẩm thủy sản. Nói cách khác, biến đổi khí hậu tạo ra “nguy cơ kép” đối với các cộng đồng dựa vào nghề cá.

Theo bà Michelle Tigchelaar, đồng tác giả chính của báo cáo và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Giải pháp Đại dương - Đại học Standford (Hoa Kỳ), ngành đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản tạo ra công ăn việc làm cho hơn 100 triệu lao động và cung cấp thực phẩm cho trên 3 tỷ người trên toàn thế giới. Nếu không hạn chế tác động của biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính, các quốc gia dựa vào ngành thủy sản sẽ có nguy cơ mất đi nhiều nguồn lợi chính làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, nền kinh tế, văn hóa, sức khỏe và dinh dưỡng cho con người. Cụ thể, theo một kịch bản phát thải cao vào năm 2050, nghiên cứu cho biết có hơn 50 quốc gia đối mặt với đồng thời ba nguy cơ cao bao gồm những thảm họa khí hậu, nguy cơ bị tác động và tính dễ bị tổn thương.

Ở khu vực Nam Á, Bangladesh là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lũ lụt và mất mùa, khiến gần một nửa số người dân, ước tính khoảng 19,9 triệu người phải di cư vì khí hậu cực đoan. Các ngôi làng ven biển thường xuyên bị “tấn công” bởi thiên tai. Đơn cử, cuộc sống tại ngôi làng Pratapnagar, thuộc quận Satkhira gần Sundarbans, thường xuyên bị đe dọa bởi hiện tượng thủy triều lên, phá vỡ con đê bùn bảo vệ cộng đồng dân cư. Ở ngôi làng Katmarchar, trận lũ lụt từ siêu bão Amphan năm 2020 đã phá hủy hầu như tất cả ruộng lúa của người dân, khiến họ phải chuyển sang nghề khác. Mặt khác, bão Yaas đổ bộ vào Vịnh Bengal vào tháng 5/2021 đã nhấn chìm hầu hết các giếng ống trong làng Gantirgheri gần thành phố Khulna. Sau cơn bão, khu vực này vẫn tiếp tục bị nhấn chìm khi thủy triều lên.

Tại Bandarbeyla, một thị trấn tại đông bắc Somalia (châu Phi) là một trong những khu vực ven biển của đất nước này chứng kiến rõ nhất những tác động của biến đổi khí hậu. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 đã giết chết hàng trăm người Somalia và phá hủy hơn 300 ngôi nhà. Thậm chí đến nay, 17 năm sau, một số gia đình vẫn đang phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ vì không đủ khả năng xây dựng lại những ngôi nhà kiên cố. Nghề chài cá là sinh kế chủ yếu của người dân nơi đây cũng bị ảnh hưởng nặng nề do tàu thuyền bị phá hủy. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi các mô hình gió, tác động đến những đàn cá di chuyển, theo trả lời thị trưởng thị trấn Bandarbeyla - Rashid Yuusuf với tờ Guardian (Anh).

Còn ở Bulhar, một thị trấn khác về phía bắc nước này, nhiệt độ tăng cao (thường vượt quá 40 độ C trong ngày) đã khiến cư dân tại đây phải di dời về phía đất liền để tìm kiếm khí hậu mát mẻ hơn. Theo một thống kế vào năm 2021, thị trấn này chỉ còn khoảng 500 dân sinh sống, so với dân số vào khoảng 2.000 người trước đây. Nhiệt độ nước biển cao cũng khiến những đàn cá di chuyển vào vùng nước sâu hơn, khiến việc đánh bắt cá trở nên khó khăn.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), trong những năm gần đây, sự thay đổi nhiệt độ bất thường và các hiện tượng biến đổi khí hậu khác sẽ tác động mạnh đến nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Đơn cử, một trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn ở những vùng biển có thể kể đến hiện tượng El Nino ở Nam Thái Bình Dương – hiện tượng tự nhiên làm cho nhiệt độ bề mặt nước biển nóng lên. Tình trạng này tạo ra sự thay đổi trong tỷ lệ phân bổ cá, đổ dồn đến những vùng có nước biển ấm hơn so với những nơi lạnh lẽo. Đối với cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào nghề cá, bất kỳ sự suy giảm nào về nguồn cung hoặc chất lượng cá cũng đều ảnh hưởng đến sự bền vững sinh kế của họ.

Cuộc sống và sinh kế ven biển vốn dễ bị tổn thương trước các tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu, nước biển dâng. Ảnh: AFP

Cuộc sống và sinh kế ven biển vốn dễ bị tổn thương trước các tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu, nước biển dâng. Ảnh: AFP

Việt Nam không ngoại lệ

Với đường bờ biển dài 3.260km, vùng ven biển Việt Nam đang ngày càng bị đe dọa trước những hậu quả của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và cuộc sống nơi đây. Người dân ở ven biển Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như bão, lũ, triều cường, lũ, xói lở bờ biển, hạn hán hoặc xâm nhập mặn. Trong những năm gần đây, các rủi ro thiên tai đều có dấu hiệu gia tăng theo chiều hướng cực đoan và bất thường hơn. Biến đổi khí hậu làm chậm hơn khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển cho phúc lợi và sinh kế của con người. Các sinh kế chính sẽ chịu những ảnh hưởng trực tiếp nhất là thủy sản, nông nghiệp, du lịch và vận tải biển. Trong đó, khoảng 58% sinh kế ven biển Việt Nam đều dựa vào nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là những sinh kế phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước.

Theo Báo cáo “Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển” của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Toàn cầu về Giảm nhẹ và Phục hồi thảm họa thực hiện, có khoảng khoảng 12 triệu người dân ở các tỉnh ven biển có nguy cơ phải gánh chịu những trận ngập lụt lớn và hơn 35% các khu dân cư nằm dọc bờ biển đang bị xói lở. Thiên tai cũng gây ra thiệt hại lớn cho các ngành kinh tế và dịch vụ công trọng điểm. Mỗi năm, khoảng 852 triệu đô la Mỹ (0,5% GDP của Việt Nam) và 316.000 việc làm trong các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch và công nghiệp phải hứng chịu rủi ro do lũ lụt trực tiếp gây ra.

Có thể thấy những tác động của biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, lao động sản xuất của cộng đồng ven biển, sống dựa vào hệ sinh thái tự nhiên. Điều này khiến cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển sinh kế bền vững ven biển trở nên cần thiết và cấp bách hơn. Đến nay, các chiến lược sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu ở ven biển rất đa dạng, phụ thuộc vào khả năng thích ứng của hộ cá thể, cộng đồng, vùng lãnh thổ và quốc gia.

Đơn cử, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những tỉnh miền Trung chịu nhiều tác động rõ nét của biến đổi khí hậu trong 2 thập kỷ qua, cũng được đánh giá là một trong những vùng có mức tăng nhiệt độ cao nhất ở Việt Nam. Trước những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của thời tiết, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh đã huy động mọi nguồn lực, đặc biệt ở các huyện ven biển như: Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh…, tập trung trồng rừng ngập mặn, xây dựng các công trình kè chống sạt lở bờ biển. Đồng thời, hàng năm người dân nơi đây đều tổ chức trồng cây phi lao chắn sóng, chống sạt lở và chắn cát bay. Các hộ gia đình ở sát biển thường xuyên neo giằng nhà cửa, có hộ còn mua gạch đá, xi măng xây kè chống sạt lở để ổn định cuộc sống lâu dài. Những giải pháp ứng phó nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định cuộc sống của người dân, giúp họ bám nghề, bám biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Tin cùng chuyên mục

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.