Cửa khẩu Cha Lo: Kiểm dịch trâu, bò nhập khẩu qua loa, hiểm họa dịch bệnh

Ngày 27/7, có khoảng 15 chiếc xe chở trâu, bò như vậy qua cửa khẩu
Ngày 27/7, có khoảng 15 chiếc xe chở trâu, bò như vậy qua cửa khẩu
(PLO) - Cửa khẩu quốc tế Cha Lo mỗi ngày có hàng trăm con trâu, bò được nhập khẩu nhưng việc kiểm dịch tại đây lại rất sơ sài khiến người ta lo lắng dịch bệnh dễ dàng lọt vào Việt Nam, và đặt ra bộ phận kiểm dịch tại đây để làm gì? 

Kiểm dịch sơ sài

Chứng kiến tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, mỗi ngày có khoảng 15 đến 20 chiếc xe tải chở trâu, bò từ Thái Lan quá cảnh qua Lào nhập về Việt Nam. Sau đó, trâu, bò được chuyển về tập kết tại hai trại cách ly kiểm dịch cách cửa khẩu chừng 7km.

Theo quan sát, những chiếc xe tải chở trâu, bò đi qua cửa khẩu chỉ mất khoảng 20 phút để làm thủ tục. Tại đây, có mặt cán bộ Trạm Kiểm dịch thú y của Cơ quan Thú y vùng 3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhưng gần như họ chẳng làm gì.

Theo quy định của trạm thú y cửa khẩu, phải phun tiêu độc, khử trùng, bấm lỗ tai đeo số đã kiểm tra lâm sàng cho trâu, bò. Tuy nhiên, qua quan sát thì không khâu nào được thực hiện hoặc thực hiện rất sơ sài để rồi trâu, bò ung dung qua cửa khẩu một cách dễ dàng.

Ghi nhận trong chiều 27/7, có khoảng 15 xe chở, trâu bò qua Cửa khẩu Cha Lo, chúng tôi bám theo những chiếc xe này về trại cách ly kiểm dịch của Cty TNHH Đoàn Kết Phú Quý và Cty TNHH Lê Dũng Linh (đều có trụ sở tại thị xã Ba Đồn - Quảng Bình).

Khoảng 18h, tại trại cách ly kiểm dịch của Cty TNHH Đoàn Kết Phú Quý, chỉ vài chiếc xe chở trâu, bò được bốc xuống và cho vào trại cách ly. Số còn lại được chuyển sang xe khác đợi sẵn hoặc nằm chờ đến tối thì vận chuyển về xuôi. Cách đó vài trăm mét là trại cách ly kiểm dịch của Cty TNHH Lê Dũng Linh cũng trong tình trạng như vậy.

Theo số liệu từ Trạm Kiểm dịch cơ quan thú y vùng III, trong 3 ngày từ 26 đến 28/7, Cty TNHH Lê Dũng Linh nhập về 462 con trâu, bò; Cty TNHH Đoàn Kết Phú Quý nhập 189 con. Riêng ngày 27/7, Cty TNHH Đoàn Kết Phú Quý nhập về 118 con trâu, bò, còn Cty TNHH Lê Dũng Linh nhập về 124 con.

Tuy nhiên, sáng 28/7, khi chúng tôi quay lại hai trạm cách ly kiểm dịch thì chỉ còn lại một số ít trâu, bò. Riêng trạm cách ly kiểm dịch của Cty Lê Dũng Linh trống trơn không còn con trâu, bò nào.

Sáng 28/7, khu vực cách ly kiểm dịch của Cty TNHH Lê Dũng Linh đã trống trơn
Sáng 28/7, khu vực cách ly kiểm dịch của Cty TNHH Lê Dũng Linh đã trống trơn

Trưởng trạm kiểm dịch nói gì?

Để tìm hiểu quy trình kiểm thông quan, cách ly kiểm dịch trâu, bò nhập qua Cửa khẩu Cha Lo, chúng tôi đã làm việc với ông Bùi Quang Châu - Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch cơ quan thú y vùng III tại Cha Lo.

Ông Châu cho biết: “Sau khi hàng (trâu, bò - NV) về, doanh nghiệp khai báo, xem xét hợp lệ thì sẽ thông báo cho doanh nghiệp địa điểm tập kết kiểm tra, kiểm tra lâm sàng, khi nào thủ tục đầy đủ đảm bảo thì mới làm thủ tục nhập khẩu về khu cách ly. Thời gian  theo dõi kiểm tra tại khu cách ly không quá 24h”. Ông Châu cho rằng không có việc trâu, bò được vận chuyển qua cửa khẩu rồi đi thẳng mà không qua khu cách ly kiểm dịch.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi việc lấy các mẩu kiểm định trâu, bò tại khu cách ly trong thời gian bao lâu thì có kết quả, ông Châu trả lời: “Cái đó chúng tôi lấy mẫu xong gửi ra cơ quan kiểm dịch thú y vùng III ngoài TP Vinh (Nghệ An), rồi họ kiểm tra và phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình và Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm thông báo với chủ hàng, chứ thời gian có kết quả thì tôi không rõ lắm”.

Tại Điều 6 Chương III Thông tư 27/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch động vật nhập khẩu là 15 ngày tại các khu cách ly đúng tiêu chuẩn quy định. Và công bố kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch đối với trâu, bò nhập khẩu đáp ứng các điều kiện sau: Khỏe mạnh về lâm sàng, có kết quả âm tính đối với các bệnh được kiểm tra, đã được tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định và đã được phun tắm thuốc diệt ký sinh trùng ngoài da; mới được xuất hàng đi tiêu thụ.

Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là với quy trình cách ly kiểm dịch sơ sài trong vòng 24h như ông Châu nói, thậm chí chỉ vài giờ hoặc đi thẳng không qua khu cách ly kiểm dịch, thì số trâu, bò trên đã thực sự “sạch” trước khi đi sâu vào nội địa để tiêu thụ hay chưa? Nếu làm sơ sài sai quy định như tại khu vực này, hiểm họa dịch bệnh trâu, bò nhập khẩu mang vào Việt Nam có thể bùng phát. 

Đọc thêm

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết

Bánh kẹo màu sắc lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán tràn lan trên thị trường. (Ảnh: NM)
(PLVN) - Gần Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, nhưng cùng với đó là nguy cơ thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Từ các chợ tự phát đến các sạp hàng online, nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa hóa chất độc hại, hoặc không bảo đảm vệ sinh vẫn được bày bán công khai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Phát hiện xe tải vận chuyển gần 10 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối

Phát hiện xe tải vận chuyển gần 10 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối
(PLVN) -Ngày 30/12, Công an tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Phòng Cảnh sát kinh tế tiếp tục điều tra và lấy lời khai từ những người liên quan để làm rõ vụ việc vận chuyển hơn 8,5 tấn thịt và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, đang trong quá trình vận chuyển từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

Chuyên gia cảnh báo bùng nổ 'bẫy' lừa đảo trực tuyến AI năm 2025

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khuyến cáo tấn công lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục hoành hành trong năm 2025. (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây những hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn người dùng Việt Nam năm 2024. Theo khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cứ 220 người dùng thì sẽ có 1 người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tỷ lệ là 0,45%. Tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ VNĐ.

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mùa đông, nhu cầu sưởi ấm và sấy khô tăng cao khiến nguy cơ cháy, nổ từ thiết bị điện trở nên đáng lo ngại. Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp an toàn PCCC như sử dụng thiết bị đạt chuẩn, không để gần vật liệu dễ cháy và luôn cảnh giác để bảo vệ tính mạng, tài sản.

Cảnh báo nguy cơ từ pháo nổ tự chế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Pháo tự chế bị cơ quan Công an thu giữ (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
(PLVN) -  Công an TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng mua bán và sản xuất pháo nổ tự chế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát, một số đối tượng vẫn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và an ninh trật tự xã hội.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.
(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đặt đồ ăn online và nguy cơ tiềm ẩn

Còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm khi người tiêu dùng đặt thức ăn qua ứng dụng online. (Ảnh minh họa - baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đặt thực phẩm online qua ứng dụng đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt tại các đô thị lớn. Không thể phủ nhận rằng hình thức này mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, đằng sau đó là hàng loạt những nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng thực phẩm, sức khỏe người dùng và những vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi sự cố xảy ra.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Động thái từ Bộ Công Thương trước “làn sóng” Temu

Logo của sàn thương mại điện tử Temu.
(PLVN) -  Trước làn sóng hàng giá rẻ của Temu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên hệ với nền tảng này để yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ cũng thúc đẩy các biện pháp tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp thuế, nhằm bảo vệ thị trường nội địa và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh.

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?
(PLVN) -  Dù đang được quảng cáo rầm rộ và thu hút người dùng Việt Nam với những ưu đãi giá rẻ bất ngờ, sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều này đặt ra nhiều lo ngại về tính minh bạch và chất lượng sản phẩm, vì vậy người tiêu dùng nên thận trọng để tránh những rủi ro không đáng có.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.